Marketing là một hoạt động tiếp thị không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua hàng, khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị bằng nhiều hình thức tới người mua, quá trình phát triển thương hiệu. Mục tiêu chính của Marketing là cầu nối đưa sản phẩm tới tay khách hàng và là thông điệp giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp
Marketing là gì?
Marketing là tiếp thị – là một quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.” – Philip Kotler
Marketing không thể thiếu trong cách kinh doanh bán hàng, những mong muốn của khách hàng đều được đáp ứng chính xác thông qua các công cụ, chiến dịch quảng cáo và kết quả cuối cùng là khách hàng nhận được những gì họ mong muốn.
Hình 1: Marketing là tiếp thị. Marketing online là tiếp thị trực tuyến.
Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…v.v
Chuyên ngành Marketing cụ thể như: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…v.v
Câu chuyện ý nghĩa về Marketing là gì?
Có một hãng giày của Mỹ đã cử 2 nhân viên marketing đến Châu Phi. Cả hai người đều phát hiện ra ở đó người dân toàn đi chân trần. Nhưng mỗi người lại báo cáo về công ty theo một hướng khác nhau:
- Nhân viên thứ 1 : thưa sếp ở chỗ này họ chẳng biết đi giày và hầu hết là không ai đi giày cả, chúng ta sẽ không thể bán giày ở đây thưa sếp.
- Nhân viên thứ 2: Thưa sếp ở đây chưa ai bán giày cả, chúng ta sẽ có thể phát triển sản phẩm của mình ở đây bởi không có đối thủ cạnh tranh.
Hình 2: Câu chuyện marketing bán giày ở châu phi.
Nhìn theo hai hướng khác nhau chúng ta có thể nhìn nhận rằng, Marketing thực chất quan trọng thông qua người triển khai và người định hướng nếu chi một hướng đi sai lầm sẽ đánh mất cơ hội phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Sự phát hiện : đó có phải là cơ hội hay rủi ro
Nhu cầu : họ đang có nhu cầu hoặc nhu cầu đó đã bão hòa
Dịch vụ : Nếu tồn tại đối thủ trên một thị trường thì dịch vụ đang còn thiếu của đối thủ là gì.
Nếu có thể tìm ra những nguyên nhân dựa theo Dịch vụ, nhu cầu, phát hiện thị trường doanh nghiệp có thể sẽ hình thành ra một sản phẩm có sức hút đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường đó. Thế manh của Marketing sẽ phát huy tính hiệu quả.
Khái niệm cốt lõi của Marketing (Marketing Originals)
Nhu cầu (need): là sự yêu cầu từ phía khách hàng cũng được xem sự thiếu hụt . Trong hàng hóa tiêu dùng có thể là : Thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, tài chính… )
Mong muốn (Want): là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn được những nhu cầu sâu xa hơn (Hamburger, Mercedes, Audi…).
Yêu cầu (Demand): là sự mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn của khách hàng yêu cầu có thể dễ dàng sở hữu chúng dự theo : giá , chính sách, hoặc sự hỗ trợ từ bên người bán để họ dễ dàng sở hữu.
– Sản phẩm (Product): cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.
– Giá bán (Price): đưa ra mức giá phù hợp từng đối tượng khách hàng.
– Quảng bá (Promotion): đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
– Kênh phân phối (Place): chuyển giao sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng.
Quản trị Marketing là gì?
Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá,khuyến mại và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức.
Theo (American Marketing Association -1985)
Marketing không phải là bán hàng?
Nhiều người vẫn lầm tưởng Marketing và bán hàng là gióng nhau, thực tế nó là hai vấn đề khác nhau. Marketing tìm hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng quan tâm và đáp ứng cho họ bằng sản phẩm họ đang thực sự cần.
Định nghĩa 1: Bán hàng là quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, khơi gợi những nhu cầu của người mua, sau đó tiếp cận, phát triển quan hệ, chuyển giao giá trị, hỗ trợ và chăm sóc sau bán hàng.
Định nghĩa 2: Bán hàng là quá trình chuyển giao giá trị từ người bán sang người mua, thông qua việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm nhận lại giá trị tương xứng, có thể là tiền, quan hệ, lời nói tốt, lời giới thiệu với người khác,…
Hình 5: Quy trình bán hàng của công ty may đồng phục.
Tóm lại: Trong hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện theo tư duy marketing với nội dung cơ bản là hiểu biết và thoả mãn khách hàng, thậm chí tác động tới họ để có thể thu lợi nhuận nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
Nguồn : Tổng hợp