Tại sao nước biển lại có màu xanh?
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều biết rằng nước biển thường có màu xanh, bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi tại sao lại như thế hay chưa? Bài viết này xin giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn vấn đề tại sao nước biển có màu xanh dưới góc nhìn của các nhà khoa học.
Giáo sư tại Viện Công Nghệ Georgia ( Mỹ) đã có lời giải thích vấn đề nước biển thường có màu xanh như sau: Thật ra nước biển không có màu nhưng do nó phải chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, những lúc bầu trời có nhiều đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám.
Có một câu hỏi đặt ra là nước biển sẽ có màu xanh nhưng nước sông thì hoàn toàn không như thế. Có thể hiểu cụ thể như sau: Ánh sáng mặt trời có 7 màu là đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím cấu tạo thành. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, trong nước biển tồn tại rất nhiều phần tử lơ lửng với kích thước nhỏ, những ánh sáng có sóng dài như ánh sáng đỏ và cam không thể xuyên qua những vật cản này. Còn những dải ánh sáng lam, lục bị nước biển và các sinh vật biển hấp thụ rồi lần lượt tán xạ ra xung quanh. Chúng ta sẽ nhìn thấy được phần ánh sáng tán xạ và hay bị phản xạ ra xa. Khi nước biển càng sâu thì ánh sáng xanh sẽ bị tán xạ và phản xạ càng nhiều nên biển thường có màu xanh.
Đặc biệt còn có biển Đỏ vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Trong khi đó thì biển Đen rất sẫm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S. Nước biển thường có màu xanh nhưng sóng biển lại có màu trắng. Bởi vì khi ánh sáng chiếu qua, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra rất nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần triết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Khi đó các tia sáng sẽ mờ ảo đi, vì thế chúng ta sẽ nhìn thấy sóng biển có màu trắng.
- 5 địa danh trên thế giới thời tiết lạnh giá nhất
- Tại sao có hiện tượng nước biển lên xuống của thủy triều
- Giải thích những hiện tượng ma quỷ dưới góc nhìn của các nhà khoa học
- 8 loài thực vật nổi bật nhất mới được phát hiện trong năm 2015