Bẫy việc làm trên internet kiếm 4 triệu đồng từ zalo , facebook

0
2818

Bẫy việc làm trên internet kiếm 4 triệu đồng từ zalo , facebook

Mỗi ngày có vài chục người đến ký hợp đồng, mỗi người phải đóng 195.000 đồng mà không ngờ mình vừa sập bẫy…
Gần đây ở trên một số nhóm việc làm ở trên mạng xã hội, mua bán, trang tìm việc đã xuất hiện nhiều tips quảng cáo việc làm với tiêu đề kiếm tiền tại nhà online thu nhập từ 4 tr – 8 tr.
Cụ thể đây chính là công việc gõ captcha theo được biết thì công việc này là nhằm tăng bảo mật cho hệ thống website lớn. Tôi từng là người làm việc gõ captcha thật ra tôi kiếm được từ việc gõ captcha này khoảng gần 100.000 đ. Công việc đúng như những gì nhân viên tuyển việc làm online mô tả, gõ 5.000 code sẽ nhận được 1$ theo tỉ giá của công ty sấp xỉ 15.000 đ – 20.000 đ.
Đối với một người đi làm số tiền này quá ít ỏi nhưng khi bị các nhà tuyển dụng vẽ ra thì đã đánh trúng tâm lý của lòng tham ví dụ như làm 2 tiếng được 5000 code thì làm 8 tiếng được gần 20.000 code captcha nhân lên với 30 ngày thì quả là một doanh thu khủng. Chúng tôi sẽ làm một bài toán nhỏ với một cá nhân khi gõ captcha trong vòng 2 tiếng được 2000 code .
A : 5000 code/ 2 giờ x 4 tiếng  : 20.000 code/ ngày : rồi nhân tiếp với  ( 30 ngày ) : sẽ được 600.000 code x với tỉ giá là 18.000 đ : Tổng thu nhập 10.800.000 đ một con số khủng.
Thật ra tôi từng là một người gõ captcha từ Workonline24h nên tôi hiểu họ vẫn trả tiền nhưng họ lại thanh toán qua bảo kim hoặc ngân lượng điều này khiến tôi hơi thất vọng trong tình cảnh hơn 2 năm về trước thì đây quả là một bài toán khó đối với một người chưa hiểu nhiều về thanh toán online và thậm chí sợ bị lừa.
Nhưng các công ty tuyển dụng đã sử dụng nhân viên của mình áp dụng phần mềm gõ captcha để kinh doanh sinh lời trái phép. Thực chất phần mềm này hoàn toàn miễn phí nhưng khi người tuyển dụng được xin nộp đơn phải mua phần mềm với mức giá 195.000 đ nhưng nếu số lượng người đăng ký nhiều thì quả là số tiền khổng lồ. Một nhân viên giới thiệu hay bán được phần mềm cũng được trích hoa hồng từ số đó.
Việc gõ captcha thật ra không hề đơn giản bằng các kí tự số và chữ xen lẫn nhau làm cho người gõ có thể bị nhầm và luật dành cho người gõ captcha là phải hoàn thành trong thời gian nhất định hoặc nhấn ESC để bỏ qua thật ra thao tác này chỉ có những người được hướng dẫn mới biết còn những công ty tuyển dụng trá hình gõ captcha thường không hướng dẫn gì thêm cho người làm việc dẫn đến nhiều câu truyện dở khóc dở cười. Hãy đừng tin những gì những nhà tuyển dụng ma biến bẫy đa cấp thành một số hình thức khi. Tiền đi thì sẽ không về được, ngoài ra gõ captcha nhập liệu còn có 2  – 3 loại mức toàn khoản do khoảng thời gian lâu nên mình không nhớ rõ : là mã captcha cấp 1 thường là kí tự dễ còn đối với mã captcha bắt đầu tên tài khoản mega thì sẽ khó hơn và độ gõ trượt cao hơn không sai quá 5 lần nên vì thế việc sử dụng mega captcha rất dễ bị khóa nhưng doanh thu cao hơn tài khoản thường, không ngờ chưa lấy được tiền thì lại bị khóa quả là tiền mất mà tật mang nữa.
Theo gõi câu chuyện sau đây nhé :

Mong mỏi có việc làm thêm trên mạng khiến nhiều người rơi vào cái bẫy kiếm tiền siêu hạng qua chiêu trò của một số công ty. Liệu chiêu trò này có đang ngoài vòng pháp luật? Câu chuyện cụ thể dưới đây đưa ra lời cảnh tỉnh chung cho hàng ngàn người đang và sẽ tìm việc trên mạng.

Thời gian gần đây khi muốn kiếm thêm việc làm trên mạng, các bạn trẻ thường thấy có một công việc làm thêm rất hấp dẫn, đó là: “Tuyển cộng tác viên đánh máy, nhập liệu”.

Tiêu chuẩn rất đơn giản, chỉ cần bạn biết vi tính cơ bản, chăm chỉ, có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm, phù hợp với sinh viên, các chị nội trợ muốn kiếm thêm thu nhập. Mỗi giờ có thể kiếm khoảng 25.000 đồng, mỗi tháng kiếm được từ 3- 4 triệu, tùy thời gian làm. Tưởng chừng như kiếm được 3- 4 triệu /tháng trong tầm tay mà chẳng cần ra khỏi nhà, tránh được mưa nắng, tiêu tốn xăng xe…

Trong vai một người đi “xin” việc, sau khi đăng ký online, chị Hà, một nhân viên văn phòng đang mong muốn kiếm việc làm thêm nhận được tin nhắn hẹn phỏng vấn. Buổi sáng chị đến địa chỉ được hẹn của một công ty ở Cầu Giấy, Hà Nội. Chị được gọi vào phỏng vấn và được hướng dẫn rất tận tình. Lúc này trong phòng có hàng chục ứng viên và nhiều người khác đang tiếp tục đến để được phỏng vấn.

Cô nhân viên của công ty giảng giải: “Công ty sẽ gửi cho chị một phần mềm. Trên đó có hiện ra chuỗi khoảng 6- 8 chữ và số. Chị chỉ cần gõ lại đúng những ký tự ấy và nhấn “enter” là xong. Nếu gõ được 1.000 mã như vậy thì chị sẽ được trả 15.000 đồng.

Thấy chị Hà băn khoăn vì mức trả quá bèo, cô nhân viên nói tiếp: “Mỗi ngày chị có thể bỏ ra 3-4 tiếng, được trả từ 80- 120 nghìn đồng, mỗi tháng tổng tiền thu được từ 3- 4 triệu tùy theo thời gian làm thêm”.

Nghe đến đây thấy mọi chuyện quá đơn giản và rõ ràng, chỉ cần chuyên tâm, chăm chỉ là được. Sau đó, cô nhân viên đề nghị nếu đồng ý thì ứng viên sẽ ký hợp đồng một năm và ứng trước cho công ty 195.000 đồng.

Điều này cũng được ghi rõ trong hợp đồng: “Người lao động hoàn tất phí hỗ trợ và duy trì phần mềm làm việc cho công ty vào thời điểm ký kết hợp đồng với số tiền 195.000 đồng. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, mỗi tuần làm việc người lao động hoàn tất 4.000 mã, công ty sẽ hoàn trả 195.000 đồng. Còn lại tất cả những hành động chấm dứt hợp đồng không đúng quy định sẽ không được bồi hoàn”.

Một số người cũng hơi băn khoăn về số tiền phải đóng thì được trả lời để chi trả cho quản trị mạng, sau hai tháng sẽ được bồi hoàn. Thế là tặc lưỡi, không sao, chỉ là tạm thu thôi, sau 2 tháng sẽ lấy lại.

Sau ký ký hợp đồng rất chóng vánh, cộng tác viên được hướng dẫn sơ bộ sử dụng phần mềm được gửi vào email (nhưng không được hướng dẫn chi tiết công việc phải làm).

Sau khi phần mềm được tải về máy tính, đến hôm sau, cộng tác viên có thể bắt đầu làm việc.

Khi bắt tay vào việc, mọi người mới thấy độ phức tạp đến kinh dị. Trên máy tính hiện ra các ký tự như khi chúng ta được yêu cầu nhập dãy chữ số (khi giao dịch, sử dụng online: hytt64k; vh13a7f…), nhưng hỡi ôi, chúng loằng ngoằng gấp nhiều lần những chữ số ta thường bắt gặp.

Những dãy chữ số này rất “đánh đố”, đã loằng ngoằng lại còn nhòe nhoẹt, dù có căng mắt ra bạn cũng không thể đoán được là chữ gì. Đã thế, theo “luật” là trong vòng 15 giây phải “giải mã” và nhanh tay đánh lại xuống dòng dưới y chang, nếu quá 15 giây mà không xử lý xong thì tài khoản sẽ tự động bị đá ra (timeout). Quá 20 lần trong ngày bị khóa vĩnh viễn.
image3-copy-2319-1401091560.jpg

image2-copy-7819-1401091560.jpg

Đã thế lại thêm những điều khoản rất khó nhằn như các trường hợp sẽ bị khóa tài khoản. Chẳng hạn, khóa tài khoản 10 phút nếu trong vòng 15 giây, bạn không xử lý xong hình ảnh thì tài khoản sẽ bị đá ra và phần mềm sẽ đăng nhập lại. Hai lần liên tiếp bị đá ra sẽ bị khóa 10 phút, nhập sai nhiều lần tiếp hoặc bỏ qua nhiều lần liên tiếp.

Tài khoản bị khóa tài khoản vĩnh viễn nếu bạn bị khóa 10 phút hai lần liên tục. Tài khoản không làm việc trong 4 tuần liên tiếp, bị đá ra quá 20 lần trong một ngày. Tỉ lệ đúng thấp hơn 85%; tạm dừng quá 20 lần trong ngày.

Chị Hà cho biết, chị đã thử thì trong vòng 15 giây, chỉ hoàn thành xong mã đơn giản, còn lại các mã phức tạp, khó nhìn thường không thể hoàn thành được mà số lượng mã phức tạp gấp nhiều lần những mã đơn giản.

Trong vòng 5 phút mới chỉ hoàn thành chưa được 10 mã, còn lại bị đá ra đến gần 20 mã. Hơn nữa những mã gõ được thì tỷ lệ đúng cũng khó có thể đạt được 85% như quy định. Đó là chưa kể những quy định về khóa tài sản vĩnh viễn đặt ra chỉ cốt để các cộng tác viên “không có đường thoát”.

Như vậy đương nhiên bị khóa tài khoản vĩnh viễn. Đồng nghĩa với chịu mất 195 ngàn đồng “vô điều kiện”.

Chi Thanh, một người nội trợ cũng vừa bỏ cuộc nói: “Nhiều người cũng đã chấp nhận mất tiền, coi như “phí ngu” chứ thực tế không thể làm được việc này vì những điều khoản ràng buộc rất chặt, mà thua là cái chắc”.

Một nhân viên văn phòng có trình độ vi tính kha khá tính toán: “Cứ cho là đánh đúng các mã thì trong vòng một tiếng liên tục sẽ hoàn thành được 240 mã, vậy nếu làm 4 tiếng mới được gần 1000 mã, tương đương với nhận thù lao 15 ngàn đồng. Tính đến đây mới giật mình”.

Còn Thắng, một sinh viên cũng háo hức kiếm tiền làm thêm tăng thu nhập nhưng cũng không khỏi thất vọng: “Công việc này nếu không bắt tay vào làm thì không thấy được rằng nó quá “trời ơi”, nhưng khi bạn làm rồi và hiểu ra rồi cũng là lúc sự đã rồi, bạn đành chấp nhận mất khoản tiền đặt cọc để bỏ của chạy lấy người. Sinh viên chúng em thừa thời gian, mong có việc làm lại cũng nhanh tay nhanh mắt cũng chịu bó tay”.

Vậy những công ty này tuyển cộng tác viên để làm những công việc này nhằm mục đích gì? Có phải để nhập mã cho ngân hàng như các nhân viên đã giải thích hay vì mục tiêu nào đó nữa?

Hay đây chính là một “trò chơi điện tử” mà phần thua chắc chắn thuộc về những người “chơi”? Tiếc thay những người chơi này không thể hiểu hết và lường hết được kết cục thua về mình một cách chóng vánh như vậy.

Các công ty này thường tuyển dụng số người không hạn chế. Mỗi một ngày, có hàng vài chục người đến ký hợp đồng, mỗi người thu 195 nghìn thì số tiền kiếm được lên tới hàng chục triệu. Nếu đúng vậy thì quả đây là một trò kiếm tiền “siêu hạng”.

image1-copy-9831-1401091559.jpg

Sau câu chuyện này thì Marketing Online 24h cũng vạch ra những mưu mô của nhiều nhà tuyển dụng ma trá hình đã biến tướng một số công việc theo dạng đa cấp nói chung là lừa đảo. Vì thế chúng tôi sẽ lên danh sách những công việc có thể kiếm tiền Online theo dạng minh bạch và hiệu quả nhất.
  1. Viết bài PR truyền thông lên báo Vne, 24h, tuoitre,….
  2. Viết bài thuê, viết nội dung chuẩn SEO
  3. Nghề Coypwriting
  4. Dịch vụ seo
  5. Quản trị fanpage và Quản trị Nội dung website
  6. Thiết kế design banner, ảnh ..
  7. Thiết kế website
  8. Lập trình ứng dụng
  9. Nhận làm kế toán thuế cho doanh nghiệp
  10. Đăng tin rao vặt
  11. Nhận viết Blog
  12. Làm beat nhạc với chương trình tạo beat khác nhau
  13. Dạy tiếng anh qua mạng

 

Ngoc Nguyen – ngoài ra đối với các bạn sinh viên có thể tham gia làm cộng tác viên với Marketing Online 24h để được đào tạo SEO và rèn luyện kỹ năng viết bài được trả tiền nhuận bút. Hỗ trợ việc làm uy tín . Hotline 0914 303 991. Email : nguyenngocblogger@gmail.com