BÁN LẺ ĐÃ HẾT THỜI – Phần mềm đang nuốt chửng bán lẻ

0
579

BÁN LẺ ĐÃ HẾT THỜI – Phần mềm đang nuốt chửng bán lẻ

Đây là lời nhận xét đầy tiêu cực về nền công nghiệp bán lẻ của nhà sáng chế Marc Andreessen trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2013. Andreessen, nhà đồng sáng lập trình duyệt web Netscape Navigator, là một trong những bậc thầy về đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại thung lũng Silicon. Công ty của ông kinh doanh với rất nhiều doanh nghiệp công nghệ internet, một vài trong số đó là Facebook, Airbnb, Twitter và Pinterest. ông cũng là thành viên ban quản trị của Facebook và Hewlett – Packard(HP). Dưới cương vị một nhà cố vấn, nhà sáng chế, nhà cải cách và chuyên gia công nghệ, ông dành nhiều thập niên nghiên cứu tương lai của các trang mạng và đánh cược vào điều bản thân dự đoán. Hơn thế, ông còn nổi tiếng là có khả năng sắc bén trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, chỉ cần ông hắng giọng, cả khán phòng sẽ ngay lập tức ngồi thẳng và chăm chú lắng nghe, mong mỏi được liếc qua quả cầu tiên tri chính xác đến vô cùng của ông.

Không một chút lảng tránh …

” Các nhà bán lẻ đang dần từ bỏ việc kinh doanh và thương mại điện tử sẽ trở thành môi trường mới cho mọi người mua sắm …. Các chuỗi bán lẻ vốn đã là một cấu trúc kinh tế không mấy gì chắc chắn, nếu có một loại hình thay thế khả thi nào. Giá cố định của bất động sản cùng với hàng hóa tồn kho đặt mọi nhà bán lẻ vào vị thế có vốn vay cao. Chỉ một số ít có thể tiếp tục tồn tại với mức giảm doanh thu từ 20- 30%. Thật vô lí khi vẫn chưa có giải pháp nào được đưa ra cho vấn đề này. Thực ra, vốn vẫn có một mô hình hợp lý hơn.”

Quả là một phát biểu đầy ấn tượng. 

Trước khi gây ra một cuộc tranh luận nảy lửa, bài phỏng vấn này được chia sẻ rộng rãi trên Twitter. Các nhà phân tích, các học giả uyên thâm và ngay cả bản thân các chuyên viên bán hàng cũng bắt đầu chia làm hai phe tranh luận đối lập.

Một phe cảm thấy bình luận của Andreessen chỉ là những lời vớ vẩn, chẳng hơn gì ngoài câu khoác lác của một nhà đầu tư với tư tưởng tài chính cố chấp trên danh nghĩa những công ty công nghệ mà ông ta làm việc. Họ chỉ ra điều bất khả thi của một thế giới bán lẻ mà không có những “gã bán lẻ” theo cách gọi của Andreessen. Họ gièm pha hình thức bán lẻ trực tuyến hoàn toàn là mô hình kinh doanh thất bại, nổi lên do trào lưu đầu tư mạo hiểm, và sau cùng sẽ sụp đổ dưới chính sức ép của nó.

Phe còn lại có cách nhìn hoàn toàn khác. Đồng tình với ý kiến của Andreessen, họ chỉ ra ảnh hưởng thảm khốc của công nghệ theo góc nhìn khác, ví như các cửa hàng cung cấp dịch vụ du lịch từng rất thành công lại bị vượt mặt bởi các lựa chọn du lịch trên mạng. Họ chỉ ra sự tụt dốc của những doanh nghiệp như Blockbuster, cái tên đã từng chiếm đển 30% thị phần trên thị trường video cho thuê, nhưng lại bị xóa sổ bởi Netflix và video theo yêu cầu chỉ trong chưa đầy một thập kỷ. Họ xác định lỗi nằm ở chính những người đang tham gia nền công nghiệp bán lẻ vì đã không thể theo kịp tốc độ phát triển quanh họ.

Theo quan điểm của họ, thì chỉ trong chưa đầy 200 năm thì chúng ta đã chứng kiến những phát minh công nghệ sau trở thành những sự vật thông thường đến hiển nhiên.

  • Bóng đèn
  • Máy điện báo
  • Nam châm điện
  • Dầu mỏ
  • Điện thoại
  • Máy hút bụi
  • Chất bán dẫn
  • Penicillin
  • Radio
  • Điện tử
  • Vật lí lượng tử
  • Máy bay
  • Vô tuyến
  • Bóng bán dẫn
  • Khám phá ra DNA
  • Vi mạch tích hợp
  • Mạng Interney
  • Bộ vi xử lý
  • Điện thoại di động
  • Điện thoại thông minh
  • Máy tính lượng tử
  • Rượu tết giá rẻ

Sự tiến bộ của công nghệ và những ảnh hưởng của nó tới nhân loại quả thực đáng ngạc nhiên. Bao nhiêu trong số chúng ta có thể hình dung nổi một thế giới không có những thứ trên? Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những sự vật này, khái niệm bán lẻ và cách con người thực hiện nó vẫn chẳng thay đổi là bao. Cách chúng ta đến cửa hàng, lựa chọn các sản phẩm và trả tiền ngày hôm nay cũng y như cách người ta làm tận 200 năm trước. Tất nhiên, chúng ta không còn vận chuyển hàng hóa bằng ngựa và xe đẩy nữa, và máy tính tiền cũng không có chuông. Nhưng mô hình kinh tế cốt lõi về cách các nhà bán lẻ mua sản phẩm rồi bán lại cho người tiêu dùng vẫn y nguyên như giữa những năm 1800. Vậy nên những người cùng phe với Andreeseen cũng chẳng sai khi băn khoăn tại sao hoạt động bán lẻ lại có thể lạc quẻ với sự phát triển trên mọi mặt đến vậy?

Tôi quyết định tiếp cận cuộc tranh luận theo hướng ít quyết liệt hơn. Sau cùng thì, tôi chẳng được lợi lộc gì từ cuộc tranh luận này, và tôi cảm giác như cả hai bên đều có cái đúng và sai riêng.

Đầu tiên, lời chỉ trích của các học giả uyên thâm và các nhà phân tích ngày nay rằng việc bán lẻ trực tuyến hoàn toàn chẳng khác gì một vị vua không có hoàng bào, nghe thật chằng thuận tai. Nó gợi lại những tiếng nói phản đối mơ tưởng của Bill Gates về một ngày khi  “trên mỗi chiếc bàn đều có một máy tính”. Lý luận của họ khá hiển nhiên vào thời bấy giờ: máy tính quá phức tạp và đắt đỏ. Tuy nhiên, họ, cũng như những kẻ phản đối trong suốt lịch sử, đã loay hoay trong tư duy hạn hẹp, coi nhẹ bản chất tổ hợp và nhân rộng của cải tiến. Giá của máy tính, hiển nhiên, đã giảm giá đến chóng mặt. Ngày nay, đến trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng máy tính mà không cần phải ai chỉ dẫn- Điều Gates rõ ràng đã thấy được còn các nhà phê bình thì vẫn cứ mù mờ.

Cũng tương tự như vậy, vào năm 2000, người đứng đầu Blockbuster, John Antioco, nhận xét rằng Netflix sẽ mãi là một “doanh nghiệp cỡ nhỏ”. Tại thời điểm đó, tất nhiên ông đã đúng. Netflix từng là một doanh nghiệp nhỏ bán video qua email chiếm chưa đến 10% thị phần. Tuy nhiên, điều Antioco bỏ lỡ chính là tiềm năng nhân rộng của loại hình giải trí streaming sẽ biến Netflix từ một “tên phá rối nhỏ bé” thành một  “kẻ hủy diệt thảm khốc”.

Mặt khác, tôi cũng cho rằng việc tiên đoán sự biến mất trong tương lai của thị trường bán lẻ trực tiếp là hành động phủ định tinh hoa trong mua sắm và hạ thấp nhu cầu này thành hành động sở hữu vật chất hời hợt. Việc ám chỉ “mọi người đều sẽ mua hàng thông qua thương mại điện tử” nghe cũng kỳ lạ như lời tiên đoán của các nhà phân tích về mô hình bán lẻ “đại cửa hiệu” hai thập niên trước. Khi đó, họ mô tả những cửa hàng này như một mô hình kinh doanh không điểm dừng. Vậy mà đến thời điểm hiện tại, các “đại cửa hiệu” đó cũng đang dần đi vào ngõ cụt. Chẳng phải số mệnh tương tự cũng đang chờ đợi những người bán hàng trực tuyến sao?

Đâu mới là sự thực? Trên cả những tiên đoán hai chiều và cường điệu đến từ hai phía, hoạt động bán lẻ sẽ đi về đâu. “Cửa hàng” tương lai sẽ có hình hài ra sao, và các nhà bán lẻ trên khắp địa cầu sẽ phải làm gì để thích nghi và tồn tại trong tình thế hiện nay? Đây là những gì tôi vẽ ra để hiểu rõ hơn.

Tôi đang khám phá ra rằng điều chờ đợi phía trước tuyệt đối đáng kinh ngạc hơn tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Mọi khía cạnh như cách thức, địa điểm, thời gian, và thậm chí cả lí do chúng ta mua sắm sắp thay đổi toàn bộ. Trực tuyến hay ngoại tuyến- hoạt động bán lẻ cũng đang nằm trên vách núi của quá trình tự đổi mới sẽ khiến cả việc bán lẻ trực tuyến và trực tiếp trở nên khác lạ so với cách chúng ta mua sắm ngày nay. Thậm chí công thức kiếm tiền hàng trăm tuổi của các công ty bán lẻ- mô hình kinh tế cốt lõi- cũng đang trên đà chuyển mình; và cùng với nó, khái niệm cửa hàng là gì và cửa hàng làm gì cũng sẽ được định nghĩa lại.

Marc Andreessen đã đúng vào thời điểm tháng 1 năm đó. Hoạt động bán lẻ thực sự đang vỡ vụn và lụi tàn. Nhưng cả một nền công nghiệp mới mẻ và đáng kinh ngạc đang mọc lên giữa đám tro tàn âm ỉ đó.

Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết VIP tại Hà Nội

Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán]Tạm biệt Bentonville