[MARKETING ĐIỂM BÁN] Không Gian Mua Sắm Tương Lai- (P4)

0
260
khong_gian_mua_sam_tuong_lai

CÂU CHUYỆN PHIÊU LƯU

Tại buổi khai trương cửa hàng thiết bị Globetrotter đầu tiên ở Hamburg vào năm 1979, Klaus Denart và Perer Lechhat đãi người tiêu dùng món sâu bột sống. Thoạt đầu, đây không phải công thức cho một cửa hàng bán lẻ thành công. Nhưng Denart là một nhà thám hiểm thế giới đầy tham vọng, người đã rong ruổi khắp sống Nile, chinh phục các ngọn núi và xẻ dọc bao khu rừng. Lechhat, bạn ông, cũng là người hướng dẫn du lịch mạo hiểm chuyên nghiệp. Đối với hai con người, đó là thứ phù hợp nhất cho chương đầu của câu chuyện bán lẻ về niềm đam mê chung của họ với du lịch mạo hiểm.

khong_gian_mua_sam_tuong_lai

Marketing Online 24h – Dịch vụ SEO web hàng đầu TPHCM

Từ khởi đầu lập dị này, Globetrotter phát triển thành doanh nghiệp với doanh thu 200 triệu Euro mỗi năm, nhà bán lẻ dụng cụ ngoài trời độc lập lớn nhất châu âu với hàng tá cửa hàng khắp nước Đức. Sâu bột chỉ là một trong rất nhiều trải nghiệm lôi cuốn tại cửa hàng mà Denat và Lechhart cung cấp tại cửa hàng. Họ liên hệ những câu chuyện độc đáo của bản thân với những trải nghiệm người mua hàng có thể trải qua, thay vì sản phẩm họ có thể sẽ mua.

Ngày nay, không gian mua sắm Globetrotter chẳng khác gì một công viên giải trí cho những người ưa dã ngoại. Tại đó điểm xuyết các yếu tố như phòng tọa độ cao nơi người leo núi có thể luyện leo các đoạn dốc; bể lặn 220m3, bể ca nô và chèo thuyền; hầm leo bằng kính nơi cả người chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể thử đồ; phòng băng để thử trang bị và quần áo cho thời tiết lạnh; và thậm chí cả phòng bão để kiểm tra quần áo chống nước trong môi trường sóng thần mô phỏng.

Mỗi khu vực của cửa hàng đều đi kèm cơ hội được thực sự thử các sản phẩm. Ví dụ, khu bán giày có hình thức chạy địa hình để mô phỏng các mặt phẳng khác nhau khi leo núi. Kể cả thiết kế nhà vệ sinh tại cửa hàng cũng mô phỏng những khu tương tự trên tàu biển hay tàu hỏa, và có cả màn hình chiếu các khung cảnh tuyệt mỹ chạy dọc qua. Nếu như vậy vẫn chưa đủ, tại cửa hàng còn có phòng khám miễn dịch hóa dành cho bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng, cùng một số bệnh dịch khác. Bên cạnh đó, các đại lí du lịch tại chỗ luôn sẵn sàng giúp bạn đặt lịch cho cuộc phiêu lưu tiếp theo. Trên hết, người đến cửa hàng còn có thể sắp xếp thời gian cắm trại qua đêm tại đây để thử lều và các dụng cụ khác.

Kết quả tra cứu trên Google sẽ hiện nhiều phản hồi sôi nổi trên trang TripAdvisor hơn hẳn trên chính trang web của Globetrotter. Trải nghiệm tại các đại lí bán lẻ của họ đã trở thành nguồn truyền thông cực kì có giá trị.

Mọi khía cạnh tại không gian bán lẻ của Globetrotter đều dẫn dắt một câu chuyện sâu sắc, không thể thấy ở đâu khác về tình yêu với mạo hiểm và niềm đam mê các hoạt động ngoài trời. Câu chuyện đó không chỉ thuyết phục những người ưa dã ngoại rằng họ đã đến đúng địa điểm. Đó còn là câu chuyện có khả năng biến đổi, khiến những khách hàng bình thường trở thành những người nhiệt huyết với hoạt động ngoài trời. Globetrtter sản xuất những sân khấu sống động, gay cấn về du lịch mạo hiểm, và mọi khách hàng bước chân vào cửa hàng đều có thể trở thành diễn viên trên sân khấu đó.

LẤY ÍT LÀM NHIỀU

Hai mươi năm sau, bạn sẽ chẳng tin nổi bạn đã từng đến cửa hàng để chất đầy đồ vào trong giỏ đựng, lấy đồ từ trong giỏ ra đặt lên băng chuyền, nhặt lại đồ từ băng chuyền vào giỏ, cất đồ từ giỏ vào xe, dỡ đồ từ xe xuống và cuối cùng lễ mễ xách những thứ vừa mua vào nhà. Một công đoạn hết chất đồ rồi lại dỡ đồ nghe không cũng thấy mệt mỏi. May thay, phần lớn hàng hóa hằng ngày của chúng ta sẽ xuất hiện ngay khi cần, dựa vào mô hình tiêu thụ của mỗi người.

Vì vậy, không gian bán lẻ tương lai sẽ không còn là chỗ chúng ra đơn giản đến chỉ để lấy một vài thứ về nhà. Nó sẽ luôn là nơi ta đến để làm ra một thứ gì đó. Không còn là những chú lừa thồ hàng thụ động nữa, khách hàng giờ đây có thể đóng vai trò chủ động khi thoải mái biến hóa và cá nhân hóa những mặt hàng họ thích.

Chúng ta đang thực sự tiến vào thế giới nơi tôi có thể đồng thiết kế chiếc xế hộp của mình, và rồi chứng kiến nó được in bằng công nghệ 3D ngay trước mắt. Vậy thì chẳng có gì khó hiểu nếu chúng ra ngày càng muốn được tham gia chế tạo ra nhiều sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu độc đáo và khác biệt của mỗi cá nhân.

Do đó, quyết tâm thoát ra khỏi Amazon, rời bộ sô pha và thẳng tiến đến cửa hàng của chúng ra sẽ bị thúc đẩy bởi ham muốn được chủ động có mặt trong quá trình hình thành những sản phẩm độc đáo cho riêng mình. Trải nghiệm khi tương tác với công việc, địa điểm và con người ở đó sẽ đáng quý không kém gì chính bản thân sản phẩm.

Vai trò người tiêu dùng của chúng ra sẽ từ từ biến hóa từ người vận chuyển sản phẩm tới người đồng chế tạo sản phẩm. Không gian mua sắm sẽ trở thành nhà xưởng của chúng ta.

Ngày nay, có một cửa hàng đang vận dụng triệt để quan niệm này. Đó là Tanya Heath Paris, một cửa hàng giày dép với các loại giày có gót thay được và tùy chỉnh theo yêu cầu. Khi còn ấp ủ giấc mơ về các sản phẩm, Heath đang là một người Canda làm việc tại Paris. Bên cạnh vị trí tư vấn quản lí, cô cũng giảng dạy lớp khóa học v ề cải tiến đột phá tại một trong những trường xây dựng hàng đầu của Pháp. Cô dành trọn hai năm rưỡi hợp tác cùng các kĩ sư để thiết kế mẫu giày có thể thay thế các loại gót với chiều cao và phong cách khác nhau. Ngày nay, Tanya Heath Pái có 14 cửa hàng trên khắp thế giới. Ngoài một lượng lớn giày cao gót có sẵn đa dạng, mỗi cửa hàng đều có nhà thiết kế nhằm hỗ trợ người tiêu dùng tạo nên những mẫu giày tùy chỉnh hoàn hảo, phù hợp với những loại trang phục và phụ kiện nhất định.

Nhận ra xu hướng tùy chỉnh này, nhà bán lẻ Nordstrom của Mỹ gần đây đã đầu tư vào một công ty startup về giày dép tùy chỉnh tương tự với tên gọi Shoes of Prey. Giống như Tanya Heath Paris, Shoes of Prey cũng cho phép khách hàng chỉnh sửa thiết kế các mẫu giày, bao gồm phong cách, chất liệu và độ cao của gót. Nordstrom mở 6 cửa hàng Shoes of Prey dọc khắp nước Mỹ.

Một khi người tiêu dùng được quyền thổi óc sáng tạo và phong cách cá nhân của họ vào một sản phẩm, họ không chỉ gắn bó cùng sản phẩm đó hơn mà còn hài long với nhà bán lẻ hơn. Theo một nghiên cứu, trung bình khách hàng sẵn long trả thêm 20% cho các sản phẩm tùy chỉnh theo yêu cầu và “tăng chỉ số đo lường độ hài lòng của khách hàng (một phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá mức độ trung thành của khách hàng ) lên 50% so với những người tiêu dùng mua các sản phẩm thông thường của cùng nhà sản xuất.”

Vì vậy, không gian bán lẻ tương lai sẽ giống một phân xưởng và phòng thiết kế hơn là những cửa hàng lỗi thời mà chúng ta biết ngày nay.

Còn tiếp…..

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Không gian mua sắm tương lai (p5)

Xem thêm: