[MARKETING ĐIỂM BÁN] Quái kiệt Phương Đông

0
736

[MARKETING ĐIỂM BÁN] Quái kiệt Phương Đông

Ngày 11/11/2016, khi mặt trời ló rạng ở châu Á còn cả phương Tây vẫn đang chìm trong giấc ngủ, một điều thực sự kinh ngạc đã xảy ra.

Ngày 11/11 hằng năm được người Trung Quốc chọn làm Ngày Độc Thân, do cách viết của ngày này được ghép lại từ bốn số 1. Bắt nguồn từ năm 1993, Ngày Độc Thân đã trở thành ngày lễ để người trẻ tuổi chưa lập gia đình tụ họp, tham gia hẹn hò giấu mặt hoặc các sự kiện xã hội khác. Do ngày càng phổ biến, ngày lễ này đã lọt vào mắt xanh của các nhà bán lẻ cơ hội, những người lợi dụng dịp này để nhắm tới các đối tượng người tiêu dùng độc thân thông qua các chiến lược phong phú. Dẫn đầu là ông lớn trong làng thương mại điện tử Alibaba.

Alibaba là “đứa con” của Jack Ma, một nhà sáng lập người Trung Quốc. Khi còn trẻ, ông học tiếng Anh bằng cách dẫn tour miễn phí quanh thành phố cho khách du lịch nói tiếng An, đổi lại họ sẽ dạy ông thêm về ngôn ngữ này. Tuy nhiên, thành công của Jack Ma không phải con đường thẳng tắp. Sau hai lần thi trượt đại học, cuối cùng ông cũng được nhận vào Đại học Sư phạm Hàng Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông ứng tuyển vào một loạt công ty nhưng đều bị từ chối bao gồm cả KFC. Cuối cùng, ông nhận được công việc giáo viên tiếng Anh, rồi tự mở và kinh doanh công ty dịch thuật trong khi vẫn làm thêm để kiếm sống.

Một ngày năm 1995, trong chuyến đi đến Mỹ, một người bạn đã cho Ma xem Internet, thứ mà ông cũng như nhiều người sống ở Trung Quốc khác vẫn chưa từng thử qua. Lần trải nghiệm này dần thay đổi tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong nhiều thập kỉ tiếp theo. Chính tại khoảnh khắc đó, khi đơn thuần tra kiếm ngẫu nhiên một vài sản phẩm mang nhãn hiệu Trung Quốc nhưng không thấy được kết quả nào trên mạng, Ma đã nhận ra mức độ nhận diện trên mạng Internet của các doanh nghiệp Trung Quốc thấp đến nhường nào. Từ đó, ông được truyền cảm hứng để xây dựng thương hiệu khởi nghiệp tại Trung Quốc của chính mình. Ông đã tự tạo nên “Trang Vàng Trung Quốc” theo cách ông tự gọi, chỉ với số vốn 7.000 tệ khiêm tốn (khoảng 400 đô la). Sau một năm hoạt động khá thành công, Ma chấp nhận số tiền đầu tư 185.000 đô la từ China Telecom. Người ta cho rằng cuộc hợp tác này rồi sẽ khiến ông mất dần quyền lực và từ chức.

Tuy nhiên, thần đèn cuối cùng cũng xuất hiện. Tiềm năng của Internet và cỗ máy kinh doanh của chính Ma quả là bộ đôi gây nghiện. Trong năm 1999, ông đã thuyết phục được 17 người bạn cùng đầu tư vào cuộc mạo hiểm mới. Nhóm bạn cùng hùn vốn lên đến 60.000 đô la để thành lập công ty mà sau này được biết đến rộng rãi với cái tên Alibaba. Hóa ra, 60.000 đô la đó đã được sử dụng thật hiệu quả. Trong năm 2016, giá trị vốn hóa của Alibaba đạt trên 200 tỉ đô la, còn Jack Ma, đứa trẻ thi trượt đại học giờ trở thành người đứng đầu một trong những đế chế bán lẻ lớn nhất hành tinh.

Nhưng tôi đang lạc đề rồi…. Quay lại ngày độc thân nào!

Ngày 11/11/ 2016, trong những giờ đầu tiên của Ngày Độc Thân, Alibaba bán được số lượng sản phẩm đáng giá đến 5 tỷ đô la, một con số khổng lồ. Bạn không hề nhìn nhầm đâu- 5 tỉ đô la doanh thu chỉ trong 16 phút. Thẳng thắn mà nói, đây là con số khó tin đến mức tôi chẳng thể lí giải nổi. Mức doanh thu này tương đương gần 83 triệu đô la mỗi phút hoặc 1.4 triệu đô la mỗi giây. Nói cách khác, số tiền đó bằng với cửa hàng Home Depot bán được trung bình gần 36.000 đô la tiền hàng mỗi năm. Vậy là mỗi phút trong giờ đầu tiên của Ngày Độc Thân, Alibaba đã giao dịch số tiền ngang với lượng bán hàng cả một năm của hai cửa hàng Home Depot lớn. Nếu tỉ lệ đó vẫn chưa đủ nói lên điều gì, hãy nhớ rằng doanh số trong một giờ đầu tiên của Alibaba ngày hôm đó gần như gấp đôi tổng doanh thu online của nhà bán lẻ Mỹ vào Black Friday.

Tính đến cuối Ngày Độc Thân, Alibaba đã bán được lượng hàng hóa trị giá hơn 20 tỉ đô la. Con số trong một ngày đã gấp hơn hai lần thu nhập cả năm của Ebay năm 2015. Không những thế, con số này còn tăng hơn 40% so với doanh thu năm trước của Alibaba.

Đối với những người kiếm sống trong ngành bán lẻ, đây có thể coi là một sự kiện chấn động và một cột mốc lịch sử có thể thay đổi quy mô và tỉ lệ của ngành bán lẻ trực tuyến. Thành tựu của Alibaba đã khiến những kẻ giàu kinh nghiệm nhất trong thị trường thương mại điện tử và những người truyền bá Internet phải đứng hình. Vào ngày 11/11/2016, quái kiệt từ phương Đông đã cất tiếng gầm, làm thay đổi cả ngành bán hàng trực tuyến.

“Bạn nên học hỏi từ đối thủ, nhưng đừng bao giờ

bắt chước. Bắt chước bạn sẽ lụi bại” 

Jack Ma

Alibaba lớn mạnh đến nỗi một vài công ty như Ebay cũng thoải mái đứng vừa trong cái bóng tài chính của cái tên này. Năm 2015 họ bán được con số đáng khâm phục: 467 tỉ đô la hàng hóa xuyên suốt nền tảng thương mại điện tử. Đáng chú ý hơn, trong khi các công ty thương mại điện tử bị phê bình vì doanh thu khủng nhưng thu nhập ròng thấp, Alibaba luôn giữ tỉ suất lợi nhuận gộp biên trong khoảng 30%, đạt được mức lợi nhuận ròng cao hơn cả Amazon và Ebay gộp lại.

Mặc dù sự phát triển của nền thương mại điện tử Trung Quốc đã chiếm gần hết ánh đèn sân khấu, thật thiếu sót nếu hoàn toàn bỏ qua Ấn Độ khi xem xét quy mô tiềm năng của cả nền thương mại điện tử thế giới nói chung.

Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết doanh nghiệp 2020

Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán] Đặt Cược Vào Bharat 

Xem thêm:

[Marketing Điểm Bán] Thế Giới- Một cú nhấp chuột