Facebook đang già hóa, ngày tàn đang đến gần?

0
717

Sau thời gian dài thống lĩnh trong thị trường công nghệ mạng xã hội, giờ đây Facebook đang thể hiện là công cụ dành cho những người già.

Tại đất nước lớn nhất Đông Nam Á – Indo, nơi nền kinh tế phát triển với 265 triệu dân, Facebook đang đứng trước nguy cơ “chết” ngoài dự tính. Sau thời gian phát triển kỷ lục 12 năm với vốn hóa thị trường là 414 tỷ đô, công cụ này đang già hóa.

Facebook giờ đây đang mất đi hứng thú với giới trẻ, những người có trình độ công nghệ khi nhiều người trẻ ngày càng dởi bỏ, ngưng sử dụng Face.

Nguyên nhân từ đâu?

Thật đơn giản khi giới trẻ coi Face là công cụ lỗi thời khi cứng nhắc. Nơi đây chỉ chứa thuật toán liên quan đến gia đình, bạn bè chứ không có thông tin mới lạ.

Tuy nhiên có nhiều thị trường thì Facebook lại chứng tỏ lợi thế khi thống lĩnh hoàn toàn đến 91% người dùng như tại Myanmar. Thế nhưng tỷ lệ này có thể duy trì được thời gian bao lâu, có thể bền vững không khi tại nhiều thủ đô và thành phố lớn đang phát triển nhu cầu cao hơn?

Những tác động từ Facebook không đáng ngại và không khiến người dùng khu vực Đông Nam Á quan tâm nhiều. Mà điều đáng bàn ở đây chính là sự nhàm chán của Facebook. Những gã khổng lồ tiền nhiệm như Bebo, Friendster đã “chết trong nghĩa địa kỹ thuật số”, vậy liệu số phận của Facebook có tái diễn với “cái chết” báo trước đang đến gần?

Cuộc trò chuyện với một số sinh viên đến từ Đại Học Gadjah Mada nêu quan điểm về mạng xã hội facebook.

Rully Satria, một sinh viên 20 tuổi đã xem Face là một công cụ lỗi thời, sinh viên này cho biết đã không sử dụng nó thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng vào xem hoạt động của gia đình đang có những gì.

Số người lướt web tại Indonesia chiếm 50% ở độ tuổi 19-34, còn những người như Rully lớn lên tỏng kỷ nguyên số. Và thống kê năm 2018 cho thấy đối tượng dùng Facebook lớn nhất lại ở độ tuổi 45-55. Như vậy có thể thấy, Face dường như đang trở thành lãnh địa của bố mẹ và ông bà của giới trẻ.

Rully cho biết thế hệ bố mẹ, chú dì của mình đang dùng Facebook rất phổ biến.

Thực tế cho thấy ứng dụng tạo ra của face thích hợp với người dùng máy tính nhiều hơn là cho điện thoại thông minh.

Cùng với đó là nhiều chính phủ can thiệp vào nội dung Facebook khiến chúng gò bó hơn. Giới trẻ đa phần nhận thức việc bảo mật thông tin cá nhân riêng tư cao hơn chính là rào cản của Facebook.

Trong thời đại số, ẩn danh trên mạng xã hội là ưu tiên của người dùng. Những bê bối liên quan đến bán thông tin dữ liệu cá nhân của Facebook khiến người dùng e dè hơn.

Trong khi đó các công cụ cùng thời như Instagram, Twitter hoàn toàn không khai thác sữ liệu cá nhân nên mang cảm giác an toàn, riêng tư hơn cho người dùng. Nhiều người dùng không muốn bên ngoài biết về cuộc sống xã hội của họ.

Xu hướng chuyển đổi của người dùng là gì?

Tại Indonesia, những nền tảng như Instagram, Twitter, Line được ưa chuộng. Probo, sinh viên 23 tuổi mới tốt nghiệp cho rằng hầu hết các chính trị gia đều dùng twitter vì giới hạn ký tự 140 chữ nên dễ đọc hơn.

Tuy nhiên không phủ nhận sức lan truyền trong kinh doanh của Facebook. Đại diện giám đốc kinh doanh của một đơn vị cho rằng Facebook vẫn là công cụ hái ra tiền của họ khi khả năng tiếp cận khách hàng rất lớn. Facebook cùng Google vẫn là hai gã khổng lồ thống trị thị trường quảng cáo tại Đông Nam Á. Và vị đại diện này cũng cho biết chỉ dùng Facebook cho mục đích kinh doanh chứ không dùng cho cá nhân,

Như vậy có thể hiện tại chưa thể “chết” nhưng tương lai không xa sẽ không còn chỗ đứng cho Facebook.