Facebook nắm giữ và khai thác thông tin dữ liệu của người dùng?

0
707

Không ít người dùng đã đặt ra nghi vấn về thông tin dữ liệu cá nhân của mình được Facebook nắm giữ và chia sẻ thông tin cho bên thứ 3 khai thác.

Tọa đàm về quyền riêng tư của người dùng khi chuyển sang chính phủ số  tại diễn đàn Internet đã trao đổi về việc bảo vệ thông tin của người dùng ra sao khi lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều.

Dữ liệu thông tin người dùng nguy cơ bị tiết lộ

Bà Noelle de Guzman, Giám đốc khu vực của Internet Society Panelist cho biết dữ liệu người dùng Internet đang đứng trước nguy cơ bị tiết lộ khi họ dùng dịch vụ online. Những thông tin dễ lộ như thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng hay địa chỉ, điện thoại, email, sở thích mua sắm…

Mất an toàn thông tin cá nhân, lộ quyền riêng tư thể hiện tại các mạng xã hội như Facebook. Khi Facebook lưu trữ thông tin của người dùng và có thể chia sẻ cho bên thứ 3. Vụ tiết lộ thông tin này của Facebook đã trở thành scandal.

Thậm chí Facebook còn biết thông tin riêng tư người dùng hơn bạn đời của họ, bà Noelle de Guzman nhận định.

Chính nguy cơ trước sự lộ tẩy thông tin này khiến nhiều nước đã đưa ra luật bảo vệ quyền riêng tư cho người sử dụng Internet và yêu cầu với Facebook cần kiểm soát hiệu quả hơn. Người dùng cần biết những thông tin nào được thu thập và được quyền phản đối những chia sẻ đó. Facebook phải đưa ra cam kết bảo mật và không chia sẻ quyền riêng tư của người sử dụng.

Bảo mật thông tin do mạng xã hội hay người dùng?

Đại diện một mạng xã hội cho rằng khó khăn với mạng xã hội là nhận thức người dùng. Chính phủ các nước có luật bảo vệ thông tin người dùng với những quy định được địa phương hóa. Do vậy phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cộng đồng. Những hành vi dù không phạm pháp nhưng không đúng chuẩn mực đạo đức được loại bỏ. Cùng với đó là thường xuyên thay đổi chính sách để bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng.

Tuy nhiên không ít người dùng lại không quan tâm đến quyền riêng tư đó của mình là khó khăn với các mạng xã hội. Dù mạng xã hội đã truyền thông mạnh mẽ để người dùng ý thức được quyền riêng tư đó.

Tuy nhiên cũng có những quan điểm lại đi ngược lại như bà Malavika Jayaram, Quản lý chính sách Trung tâm kỹ thuật số châu Á cho rằng không thể dỗ lỗi không quan tâm đến quyền riêng tư bảo mật cho người dùng, không thể yêu cầu họ phải học cách sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư mà chính nhà cung cấp nền tảng đó phải dựa trên nền tàng công nghệ thực hiện điều đó.

Những scandal liên quan đến bí mật riêng tư ảnh hưởng đến người dùng, thậm chí nguy hiểm trên mạng xã hội vừa qua đã cảnh báo nhà cung cấp cần có những chính sách bảo vệ quyền riêng tư.

Ngoài ra cũng nhiều ý kiến nêu ra nếu có quá nhiều quy định sẽ kìm hãm sự phát triển của mạng xã hội. Thế nên cần song hành các điều luật cũng như chuẩn mực đạo đức để tạo nên các quy tắc để các tổ chức xã hội ứng dụng.