[MARKETING ĐIỂM BÁN] Dệt nên mạng lưới Amazon

0
555

[MARKETING ĐIỂM BÁN] Dệt nên mạng lưới Amazon

Amazon thực sự là thương hiệu bán hàng online thành công nhất thế giới, nhưng công ty này không giống một nhà bán lẻ theo định nghĩa thông thường- một thực tế khiến cái tên này càng nguy hiểm hơn trong mắt các đối thủ. Amazon luôn thách thức những công nghiệ mới, mô hình kinh doanh chưa từng được áp dụng, dịch vụ và sản phẩm khác biệt. Đứng trên góc nhìn cạnh tranh, các nhà bán lẻ khôn ngoan sẽ không nghĩ về Amazon như một nhà bán lẻ. Thay vào đó, họ nên coi Amazon như một công ty về dữ liệu, công nghệ và cải tiến nhưng đồng thời cũng bán hàng. Hãy nhìn xem! Chỉ trong hai năm ngắn ngủi, công ty này đã ra mắt một chuỗi sản phẩm, chương trình và diễn đàn mà bạn sẽ không thể thấy được từ bất kỳ một “nhà bán lẻ” truyền thống nào. Bao gồm:

  •   Amazon Art: nơi rao bán trực tuyến các sản phẩm gốc hoặc có giới hạn từ những phòng tranh chọn lọc.
  • Trợ lý ảo Echo (Echo digital assistant) :trí thông minh nhân tạo xây dựng trên nền tảng kỹ thuật âm thanh Alexa.
  • Flex: mạng lưới dịch vụ vận chuyển bưu kiện theo yêu cầu.
  • Dịch vụ nhà cửa (Home services) : cung cấp dịch vụ ống nước, điện và các dịch vụ nhà cửa khác.
  • Prime Music: Dịch vụ âm nhạc trực tuyến.
  • Prime Pantry: Dịch vụ vận chuyển đồ gia dụng và các sản phẩm vĩnh cửu.
  • Prime Video: Dịch vụ video theo yêu cầu
  • Smile: Các khoản quyên góp từ thiện.
  • Studios: Bộ phận sản xuất các chương trình truyền hình và nội dung cho Amazon.
  • Style Code Live: Chương trình mua sắm trời trang trực tiếp tương tự AVC.
  • Supply: Các linh kiện khoa học và công nghiệp.
  • Video Direct: mạng lưới video tương tự như You Tube.
  • Wireless: điện thoại cầm tay và các kế hoạch dịch vụ.
  • Hộp quà tết ý nghĩa 2020
  • Rượu Nhật biếu tết 2020 

Tựa như một con nhện, Amazon dệt nên một mạng lưới cải tiến, tạo ra một hệ sinh thái giá trị tiêu dùng chặt chẽ và hiệu quả. Ví dụ, lấy việc tạo ra nội dung giải trí hấp dẫn làm mồi nhử, Amazon lôi kéo được nhiều người tham gia gói Prime hơn và từ đó nâng cao doanh số bán hàng của lĩnh vực thương mại điện tử. Hay như Bezos đã từng nói: Thắng được giải Golden Globe* đã giúp chúng tôi bán được nhiều giàu hơn, thậm chí, còn theo một cách cực kỳ trực tiếp là đằng khác”

Điều kì thú về phần nhiều các cải tiến của Amazon chính là, với sự trợ giúp của Amazon Web Services, công ty này không đơn thuần cân nhắc các sản phẩm và dịch vụ ngắn hạn như hầu hết các nhà bán lẻ. Nó tư duy theo nền tảng và mạng lưới. Nói cách khác, mọi cải tiến đều được xây dựng cùng với tiềm năng nhân rộng, cho phép Amazon phục vụ cả những doanh nghiệp bên ngoài. Giống như khi xây dựng thiết bị Echo, Amazon đã phát hành giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các nhà phát triển để họ có thể phát triển công nghệ này ngay trong chính sản phẩm của họ. Tương tự như vậy, nếu Amazon có ý định xây dựng một mạng lưới vận chuyển vượt trội nhất dành cho hàng hóa của chính công ty, có khả năng lớn họ sẽ phát triển dịch vụ này để phục vụ cả các công ty khác. Hoặc nếu chương trình StyleCode Live thành công rực rỡ, chẳng có lí gì mà nó lại không trở thành một dịch vụ tiếp thị trả phí dành cho các sản phẩm không phải của Amazon. Nói cách khác, mọi cải tiến Amazon giới thiệu vào thị trường đều dần trở thành một sợi tơ trong mạng lưới giá trị, không chỉ dành cho khách hàng mà còn dành cho các doanh nghiệp khác.

Chính khả năng cải tiến theo những chiến lược hoàn toàn khác lạ của Amazon khiến các đối thủ khó tiên đoán được động thái tiếp theo của thương hiệu này và luôn chỉ là những kẻ theo sau. Năng lực chạy một loạt thử nghiệm song song trong quá trình kinh doanh như vậy quả thực chưa từng có trước đây. Không những thế, quá trình cải tiến của công ty cũng tiềm tàng khả năng thất bại cao bất thường, và họ coi nguy cơ này tựa như một huân chương danh dự, “Amazon”, Bezos từng nói, “chính là nơi lý tưởng nhất để thất bại”.

Đối với Bezos và đội ngũ của ông, thất bại lại là minh chứng cho quyết tâm mạo hiểm, nếu nó giúp loại bỏ các đối thủ kinh doanh.

Những điều Terry Lundgren và rất nhiều đồng nghiệp bán lẻ khác nhìn nhận như giới hạn bất biến và hiện thực không thể chối bỏ khi vận hành một công ty bán lẻ, dưới con mắt Amazon lại chẳng là gì ngoài vậy giảm tốc lạc hậu trên con đường, trở thành động mạch chủ trong mọi mặt của cuộc sống người tiêu dùng. Thay vì bấu víu một cách vô vọng vào những quy luật lỗi thời của một nền công nghiệp trăm tuổi, Amazon thể hiện rõ ràng tham vọng tự đổi mới cả nền công nghiệp đó.

Nhìn lại lời tiên đoán của Lundgren về thứ tưởng như là hàng rào của Amazon, có vẻ chính những hiểu lầm và thái độ bác bỏ của các đối thủ dành cho Amazon lại là nguồn oxy giúp thương hiệu này phát triển. Điều đáng nói ở đây là vào tháng 6 năm 2016, Lundgren rời khỏi chức vị CEO của Macy’s trong bối cảnh doanh thu bán hàng đang tụt giảm. Một năm sau, Bezos trở thành người giàu thứ ba thế giới. Đúng là cuộc đời!

Vậy nhưng, Amazon dù có xuất sắc đến nhường nào thì cũng chỉ là một diễn viên nổi bật trong câu chuyện về ngành thương mại điện tử thế giới đang phát triển ở cấp số nhân mà thôi.

Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết giá rẻ tại Hà Nội

Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán] Thế giới – một cú nhấp chuột- 

Xem thêm: [Marketing Điểm Bán] Gói dịch vụ Prime của Amazon