Trong một khoảng thời gian dài, các nhà bán lẻ vẫn duy trì thái độ xem nhẹ những mối nguy mà các công ty thương mại điện tử thuần túy mang lại. Họ nhanh chóng chỉ ra rằng, trái với sự phát triển của ngành thương mại điện tử, phần lớn doanh số bán hàng vẫn gói gọn trong bức tường của các cửa hàng trực tiếp.
Đến năm 2013, ai nấy đều nhận ra rằng tốc độ và quy mô của ngành thương mại điện tử không hề giảm sút. Mức tăng trưởng nhanh chóng như cỏ mọc của ngành thương mại điện tử đã trở thành một thực tại không thể chối bỏ. Hơn nữa, những công ty như Alibaba giờ đây không chỉ cho thấy mức tăng doanh thu và số liệu thu hút khách hàng đáng gờm mà còn tạo ra nhiều lợi nhuận, vượt qua thứ vẫn được cho là điểm yếu chí mạng của các công ty thương mại điện tử. Đến cuối năm tài chính tháng 3/2013, Alibaba đạt lãi suất ròng 1.6 tỉ đô la, ứng với 28.6% thu nhập, một con số đáng kinh ngạc! Mặc dù vào lúc đó, Amazon chưa thực sự tạo ra nhiều lợi nhuận, công ty này vẫn đạt doanh thu 68 tỷ đô la và tăng trưởng ở mức hơn 20% mỗi năm.
Đã có lúc, các nhà bán lẻ có thể an tâm với suy nghĩ một số mặt hàng nhất định như quần áo, đồ gia dụng hay điện thoại di động không tiện mua trực tuyến. Tuy nhiên, những hạng mục an toàn ngày một ít đi. Thực tế, Alibaba còn mới lập kỷ lục Guinness thế giới gần đây nhờ việc bán ra 6.500 chiếc điện thoại trên mạng trong một ngày! Vậy nếu bạn là một người bán xe hơi, bạn có thể bắt đầu lo lắng được rồi đấu!
Nếu đây thực sự chỉ là câu chuyện về Amazon và Alibaba, thì nó chẳng đủ để đổi thay cục diện của ngành công nghiệp bán lẻ, mặc dù nó cũng có thể chia ra những đột phá tiềm năng trên thị trường. Phía sau Amazon và Alibaba còn là một đội ngũ đông đảo các công ty khởi nghiệp đang cùng đẩy tình thế hoãn loạn lên mức báo động và gần như đánh úp các hạng mục bán lẻ đang có.
Trong năm 2016, Unilever bỏ ra một khoản kếch xủ (1 tỉ đô la) để mua lại công ty khởi nghiệp Dollar Shave Club, một nhãn hàng bán lẻ dành cho nam giới ra mắt bốn năm trước. Với ba triệu người tiêu dùng trả phí và doanh thu 200 triệu đô la, Dollar Shave Club hiện đang cạnh tranh cùng các nhãn hàng đã đứng vững như Gillette.
Thành lập cùng năm, Blue Apron nhanh chóng phát triển nhờ vào dịch vụ vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho các bữa cơm gia đình. Trị giá 2 tỉ đô la, công ty này bán được ba triệu bữa ăn mỗi tháng và khiến các công ty cạnh tranh không khỏi đau đầu. Đến cái tên lớn như Costco cũng không thể không đề phòng. Boxed Wholesale thành lập vào năm 2013 cho phép nhuời mua sắm mua hàng với số lượng lớn như giá bán buôn mà chẳng cần phải đặt chân đến những cửa hàng như Costco hoặc tương tự. Công ty này đã gây dựng được nguồn vốn hơn 136 triệu đô la và lực lượng lao động hàng trăm nhân công kể từ khi ra mắt.
Và trong khi tôi viết những dòng này, có đến 5.721 công ty khởi nghiệp được đưa vào danh sách của một trang web đầu tư “thiên thần” (Danh sách Thiên thần). Giờ đây chẳng còn hạng mục dịch vụ hay hàng hóa nào là an toàn khỏi đột phá công nghệ số. Nếu hiện vẫn chưa có phiên bản trực tuyến của mặt hàng bạn đang bán, tôi dám chắc đã có người đang lên kế hoạch rồi.
Bạn là một nhà bán lẻ? Hãy học cách chấp nhận thực tại này. Nếu ngành thương mại điện tử toàn cầu tiếp tục tăng trưởng hằng năm ở mức hai con số trong khi ngành bán lẻ tại cửa hàng lẹt đẹt ở một con số, một bên sẽ không thể tồn tại.
Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết công nhân giá rẻ
Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán] Cuộc Chạy Đua Dịch Vụ Giao Hàng.
Xem thêm: [MARKETING ĐIỂM BÁN] Đặt Cược Vào Bhrat