Một phần quyết tâm đầu tư vào hoạt động vận chuyển của Amazon bắt nguồn từ thực tế bên cạnh việc trở thành nhà bán hàng online lớn nhất hành tinh, công ty này cũng trở thành bên trung gian cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu lớn nhất của chính nó thông qua một nhánh ít được biết đến gọi là Fulfillment by Amazon giúp các nhà buôn tiết kiệm tiền và đồng thời cũng giúp Amazon tự chi trả được tổng chi phí cho hạ tầng vận chuyển.
Tôi tin rằng tham vọng của Amazon lớn lao hơn việc đơn thuần tìm cách vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn. Thực tếm có lẽ Amazon đang xây dựng cả một đế chế vận chuyển cạnh tranh cùng các công ty như United Pacel Service (UPS- Dịch vụ Bưu kiện Hoa Kì) và FedEx. Tháng 12/2015, chủ yếu nhằm đáp trả những hiểu lầm về dịch vụ giao hàng ngày lễ rằng Amazon là bên khiến cho UPS thất bại, công ty đã mua nhà kho đến trung tâm hoàn thiện đơn hàng một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, họ còn đăng kí bản quyền để những xe tải này được trưng dụng như trung tâm phân phối hàng hóa di động có thể sử dụng nếu cần phân phối các hoạt động theo mùa hoặc thậm chí vào ban ngày.
Để khiến cuộc đua ngày càng gay cấn, Amazon thực hiện một giao dịch cùng công ty vận tải Air Transport Service Group (ATGS) vào 3/2016. ATSG sẽ đưa vào vận hành một phi đội gồm 20 máy bay chuyên chở hàng 767F để trợ giúp giao hàng trong một đến hai ngày. Bên cạnh dịch vụ trên, giao dịch này còn đảm bảo Amazon sẽ được mua 20% cảu ATSG trong vòng năm năm thực hiện giao dịch.
Chiến lược với tầm nhìn xa này chính là vũ khí khiến Amazon trở nên đáng gờm. Trong khi hầu hết các nhà bán lẻ đang vật lộn học đánh cờ, Amazon đã trở thành một kì thủ bậc thầy, luôn luôn suy tính trước nhiều bước để sẵn sàng chiếu tướng những nhà bán lẻ kém sắc sảo. Tựa như nhà phân tích Scott Galloway đã từng nói, “chiến dịch của Amazon luôn tính đến những chặng cuối cùng thông qua hạ tầng hoàn thiện đáng nể khiến các nhà bán lẻ khác buộc phải chạy theo. Các nhà bán lẻ đó sẽ dần kiệt sức vì họ chẳng thể tiếp cận nguồn tư liệu giá rẻ tương tự”. Và ông đã đúng. Các nhà bán lẻ đủ mọi quy mô đang náo loạn để theo kịp tiêu chuẩn giao hàng mà Amazon đặt ra.
- Nordstrom gần đây đã thu mua Dsco, một công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để nâng cao chuỗi cung ứng hoàn thiện dành cho các đơn hàng thương mại điện tử.
- Walmart thử nghiệm dịch vụ chia sẻ chuyến đi Lyft và Uber để giao hàng từ cửa hàng đến người tiêu dùng.
- Target thuê những chuyên viên sáng giá từ cả Amazon và Apple để tái thiết kế mô hình vận chuyển.
- Thương hiệu bán lẻ tạp phẩm Sainburry tại Anh mở cửa “cửa hàng tính” đầu tiên vào năm 2016. Cửa hàng với diện tích 185.000 mét vuông và 900 nhân viên sẽ giao hàng trong ngày đến hơn 30 siêu thị địa phương.
- Hudson’s Baby Cananada gần đây đầu tư đến hơn 60 triệu đô la vào một cơ sở phân phối hoàn toàn tự động mới.
Bằng việc hoàn toàn chuyển hướng kì vọng của người tiêu dùng sang một dịch vụ giao hàng nhanh chóng và miễn phí, Amazon đã viết lại mọi luật lệ, buộc cả nền công nghiệp bán lẻ nói chung phải theo gót hoặc rời cuộc chơi. Và rất nhiều doanh nghiệp đã không thể tiếp tục. Các nhà bán lẻ trên khắp địa cầu đều đang vật vã chống chọi với cơn lũ bán hàng trung tuyến đang dâng trào. Ngày càng nhiều nơi phải thu hẹp quy mô, một số thì đóng cửa các cửa hàng, một số khác hợp nhất với nhau, và một con số đáng báo động thì đang dựa dẫm vào các khoản nợ. Một vài thương hiệu đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Một vài nhà bán lẻ phải đóng cửa một số lượng lớn cửa hàng bao gồm:
- Abercrombie & Fitch
- Ae’ropostale
- American Apparel
- American Eagle
- Austin Reed
- Barnes & Noble
- Ben Sherman
- Blacks
- Blue Inc
- Bootlegger
- Brantano Footwear
- British Home Stores (BHS)
- Chapters/ Indigo
- Cleo
- Costa Blanca
- Debenhams
- Dick Smith
- Future Shop
- Gap
- Grand & Toy
- Guess
- HMV
- Jacob
- JCPenney
- Macintosh Retain Groip
- Macy’s
- Mexx
- My Local
- Office Depot
- Parssuco
- RadioShack
- Ricki’s
- Sears Holdings
- Sony
- Sports Authority
- Staples
- Target
- Tesco
- Vroom & Dreessmann (V7D)
- Walgreens
- Woolworths
Lượng cửa hàng đóng cửa trên các phố lớn tại Anh thật đáng quan ngại. Số lượng này lên đến 987 cửa hàng vào năm 2014, gấp hơn ba lần năm trước đó. Tại Anh, nơi cứ mỗi bộ vuông lại có gấp hai lần số cửa hàng của các nước khác, người ta ước tính rằng một phần ba số trung tâm mua sắm rồi cũng sẽ sụp đổ.
Cho dù Amazon không phải thủ phạm chính dẫn đến tình trạng trên, chúng ta vẫn không nên đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của cái tên này đến các nhà bán lẻ. Và không chỉ mình các nhà bán lẻ phải chịu áp lực Amazon. Các doanh nghiệp hoạt động ở mảng khác trên thị trường cũng phải bị ảnh hưởng bởi thiệt hại ngoài dự kiến, bao gồm cả công ty mà hầu hết mọi người đều đặt cùng một định nghĩa với internet: Google.
Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết 2020
Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán] Tra Cứu Và Phá Hủy.
Xem thêm:
- [MARKETING ĐIỂM BÁN] Đột Phá Bán Lẻ
- [MARKETING ĐIỂM BÁN] Robot Trở Nên Phổ Biến
- Đặt mua rượu tết cao cấp tại Hà Nội