Hẳn các bạn cũng dự đoán được, một ông trùm có máu mặt nhất trong cuộc chạt đua vũ trang giao hàng này chính là Amazon. Năm 2013, Amazon thông báo ý định thử nghiệm phương pháp giao hàng trên không bằng máy bay bốn cánh quạt điều khiển từ xa, khi đó, mọi người đều tưởng đây chỉ là chiêu quảng cáo tầm thường. Hóa ram họ thực sự nghiêm túc với dự án này. Trong một lạt video tuyên truyền, Amazon thể hiện tham vọng giảm thiểu thời gian giao nhận hàng từ ngày xuống còn giờ, thậm chí là phút.
Rất nhiều người nghi ngờ quyết định này của Bezos. Họ nghĩ rằng ý tưởng có cả nghìn chiếc máy bay không người lái cùng vo ve trên bầu trời thật nực cười. Tuy nhiên, ít người biết rằng DHL đã sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển dược phẩm đến những vùng hẻo lánh ở nước Đức từ trước đó. Bezos không hề ảo tưởng về dịch vụ này. Nó vốn dĩ đã tồn tại rồi. Hơn nữa, quan điểm Amazon sẵn sàng đổ mồ hôi để cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng phù hợp hoàn hảo với chiến lược của công ty.
Ngay từ đầu, Bezos đã thể hiện rõ ràng rằng trong khi Amazon luôn nỗ lực để giữ mức giá cạnh tranh, công ty vẫn sẽ đưa ra những lựa chọn phong phú và sự tiện lợi khi mua hàng.
Giao hàng trên không quả thực là một phát súng trong nền công nghiệp bán lẻ, đánh dấu tầm nhìn của Amazon trong công cuộc thống trị lĩnh vực vận chuyển hàng tới khách hàng.
Năm 2016, sau một khoảng thời gian kiên trì, công ty này được Anh chấp thuận một loạt thử nghiệm cho máy bay không người lái ở độ cao vượt quá tầm nhìn của người điều khiển. Đây là yêu cầu đã bị Cục Quản Lý Hàng Không Liên Bang Hoa Kì từ chối. Nhưng trong khi tương lai đầy hứa hẹn của dịch vụ giao hàng bằng thiết bị không người lái đang tràn ngập trên các mặt báo, Amazon cũng đồng thời âm thầm thực hiện một hạ tầng vận chuyển thiết thực có tầm ảnh hường lớn hơn rất nhiều.
Năm 2012, họ đã mua lại Kiva Systems Inc với giá 775 triệu đô la. Đây là một công ty sản xuất Robot để di chuyển hàng hóa hiệu quả qua những khoảng trống rất hẹp tại các nhà kho. Lúc đó, Amazon đang phải đối mặt với vấn đề nhân sự tăng vọt tại các nhà kho: giữa năm 2010 và năm 2011, lượng nhân sự tăng đến 67%. Robot của Kiva có vẻ là giải pháp hoàn hảo để nâng cao năng suất đồng thời hạn chế chi phí nhân công.
Hiện nay, hơn 30.000 robot Kiva đang hoạt động tại 30trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon. Mỗi trung tâm chứa được hown50% hàng tồn kho so với các nhà kho không sử dụng Robot này. Theo như Amazon, chi phí vận hành đã hạ xuống 20%, và thời gian của vòng tròn nhặt đồ rồi vận chuyển giảm từ 60 đến 70 phút xuống còn 15 phút. Một báo cáo của ngân hàng Deutsche ước tính rằng nếu Amazon áp dụng công nghệ của Kiva vào những trung tâm hoàn thiện đơn hàng còn lại, họ sẽ cắt giảm được thêm 2.5 tỉ đô la chi phí vận hành. Cũng không quá tệ so với số tiền đầu tư 775 triệu đô la.
Năm 2014, Amazon lại nâng cao giá trị dịch vụ giao hàng bằng việc thêm vào một ưu đãi cho gói thành viên Prime- dịch vụ Prime Now. Prime Now cung cấp cho các thành viên sử dụng dịch vụ giao hàng miền phí trong 2 giờ, áp dụng với một loạt sản phẩm tại các thị trường quốc tế lớn như Paris, Berlin, Manhattan và London.
Cũng trong năm đó, Amazon khiến cả nền công nghiệp phải cảm thán khi đăng kí giấy phéo độc quyền cho thứ họ gọi là “giao hàng trước kì hạn”, một hệ thống giao các sản phẩm đến với người tiêu dùng trước cả khi họ đặt hàng, thậm chí trước cả khi họ nhận ra họ muốn mua món đồ này.! Amazon sẽ sử dụng phép phân tích dự báo để tiên đoán loại mặt hàng một số khách hàng cụ thể sẽ đặt mua dựa vào lịch sử mua hàng trước đó. THoạt nghe qua, đây quả thực là một quan niệm điên rồ. Tuy nhiên, trong thế giới mà xe tải vận chuyển đò tạp hóa của AmazonFresh ghé qua khu nhà bạn một, hai, ba và ngày càng nhiều lần hơn mỗi tuần thì khả năng Amazon tiên liệu được nhu cầu, sở thích và xu hướng mua hàng của các hộ gia đình bỗng chốc trở nên dễ đoán cũng là điều bình thường. Một khi dữ liệu được lưu trữ về một khách hàng đã đủ chặt chẽ, Amazon sẽ biết được mặt hàng khách đó có thể sẽ đặt mua trước cả anh ta biết điều đó.
Mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó. Cuối năm 2015, Amazon cho ra mắt chương trình thử nghiệm dịch vụ vận chuyển đến “đích cuối”, học tập chiến lược của những nhà bán lẻ đột phá như Postmates. Chương trình này được đặt tên là Amazon Flex. Bất cứ ai từ 21 tuổi trở lên có phương tiện đi lại, có điện thoại thông minh chạy phần mềm Android và chưa từng vi phạm luật giao thông đều có thể tham gia giao hàng cho Amazon để kiếm thêm thu nhập. Bắt đầu từ những thành phố đang chạy chương trình Prime Now. Amazon sẽ trả cho những người đăng kí thành công mức phí từ 18 đến 25 đô la một giờ, và một ca làm kéo dài từ hai đến mười hai giờ. Amazon không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để thống trị lĩnh vực vận chuyển mà còn mở rộng nguồn lực vốn đã linh động và sẵn sàng theo yêu cầu nhằm tiếp quản những chặng đường cuối cùng cực kì quan trọng trong quá trình giao nhận hàng.
Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà biếu tết 2020
Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán] Hoàn Thành Tham Vọng
Xem thêm: [MARKETING ĐIỂM BÁN] Cuộc Chạy đua dịch vụ giao hàng
- [MARKETING ĐIỂM BÁN] Cuộc Chạy Đua Dịch Vụ Giao Hàng.
- [MARKETING ĐIỂM BÁN] Đột Phá Bán Lẻ
- Hộp quà tết doanh nghiệp cao cấp
- Rượu Nhật biếu tết 2020