Marketing “ăn theo” mùa bóng

0
259

“Cơn sóng” truyền thông ăn theo mùa bóng đã mang đến cho không ít thương hiệu sự hồi sinh. Dù chỉ diễn ra trong thời điểm ngắn nhưng đợt “lướt sóng” marketing đã chứng tỏ hiệu quả lan tỏa mạnh mẽ.

Chiến thắng lớn cả đội nhà trong vòng loại thứ 2 Worldcup 2022 đã tạo dư âm truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội. Những chiến binh quả cảm đã tạo nên những giây phút vỡ òa cho người hâm mộ bóng đá Việt. Không ít các thương hiệu đã nhanh nhạy trong việc bắt sóng truyền thông và mang đến những hiệu quả tích cực. Cùng marketingonline24h.com điểm qua những chiến thuật markketing này.

Chớp thời cơ ra sản phẩm mới

Ra mắt sản phẩm mới liên quan tới các trận đấu nổi tiếng sẽ dễ dàng đi vào lòng khách hàng. Thương hiệu thời trang của tiền đạo Văn Toàn đã chớp thành công thời cơ ấy. Khi việc tiền đạo này có phạm lỗi trong vòng cấm hay không ở trận Việt nam gặp Malaysia thì thương hiệu thời trang mới ra đời in lời tuyên ngôn đanh thép “It’s Real” trên ngực áo. Với phát ngôn ngầm định này đã thu hút một lượng người quan tâm không nhỏ.

Chọn người đại diện là cầu thủ

Với vai trò là người đại diện, cầu thủ sẽ sử dụng danh tiếng và hình ảnh trên sân để đưa thương hiệu đến gần hơn khách hàng. Góp phần tạo nên những giá tị cảm tính mà thương hiệu truyền đến khách hàng. Mitsubishi là một ví dụ điển hình khi dùng hình ảnh Đặng Văn Lâm quảng bá cho điều hòa Deavy Duty với thông điệp mạnh mẽ, biền bỉ và tin cậy. Sản phẩm giống như những gì thủ môn này thể hiện thật dễ đi vào lòng người.

Nội dung theo trend

Liên tục cập nhật thông tin nội dung theo diễn tiến những trận đấu nóng hổi là cách tăng hiệu ứng nhận diện thương hiệu, sản phẩm nhanh nhất. Những content giỏi là người “lái” người đọc theo diễn biến trên sân vào nhãn hàng. Một trong những thể hiện thành công chính là thương hiệu Durex dẫn dắt người đọc không ngừng chia sẻ lên cộng đồng mạng. Những content thú vị liên quan chủ đề nhạy cảm với tình huống mới nhất trên sân bóng.

Tương tác với khán giả

Trước mỗi trận đấu, khán giả luôn là người háo hức đợi chờ. Tận dụng tâm lý này các nhãn hàng tung chiêu minigame dự đoán kết quả và đã không ngừng thu hút người chơi tham gia. Tâm lý chờ đợi muốn thử vận may khiến họ dễ dàng chia sẻ thông tin minigame và chính là cách thương hiệu lan tỏa độ phủ rộng rãi nhất. Chi phí cho phần thưởng minigame không lớn nhưng hiệu ứng like, share, comment thì vô cùng giá trị.

Quảng cáo trên sân

Nhưng trận cầu nảy lửa luôn thu hút lượng lớn cổ động viên và khán giả trên sân và xem qua truyền hình. Quảng cáo trên sân qua hình thức mà hình điện từ hay các banner… chính là cách tăng độ phủ nhận diện nhanh mạnh nhất.

Khán giả không thể bỏ qua xem thương hiệu mà không có cảm giác khó chịu bởi quảng cáo nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động theo dõi trận đấu. Do đó các nhãn hàng lớn chẳng ngại chịu chi số tiền khổng lồ để quảng cáo thương hiệu trong những trận đấu lớn. Vinmart là một ví dụ khi đưa hình ảnh quảng cáo trong trận chung kết AFF Suzuki Cup 2018, trận đấu lịch sử của đội tuyển Việt Nam.

Thời điểm này tại Việt Nam, hình thức marketing này đang chứng tỏ hiệu quả. Bởi người Việt đang dấy lên tình yêu bóng đá mãnh liệt, niềm tự hào dân tộc khi đội tuyển Việt Nam đang ngày càng tiến sâu vào vòng loại Worldcup 2022.

Cùng với đó, đại dịch Covid-19 khiến nhiều hình thức giải trí bị hạn chế, người dân xem bóng đá nhiều hơn. Đó chính là mấu chốt để các nhãn hàng thăng hoa cùng bóng đá Việt, lan tỏa giá trị thương hiệu đến lượng lớn khách hàng là khán giả hâm mộ đội tuyển.

Nhận diện thương hiệu với cuộc gọi định danh

Quản trị chuỗi cửa hàng sao cho hiệu quả