Quyền lực của Mark Zuckerberg lớn ra sao trước sự chia rẽ nội bộ?

0
1503
FILE PHOTO: Dozens of cardboard cutouts of Facebook CEO Mark Zuckerberg are seen during an Avaaz.org protest outside the U.S. Capitol in Washington, U.S., April 10, 2018. REUTERS/Aaron P. Bernstein -/File Photo

Những lục đục trong nội bộ Facebook đang trỗi dậy khi nhà đồng sáng lập Chris Hughes đang ra lời kêu gọi tác mạng xã hội lớn nhất thế giới này ra làm ba đơn vị khác nhau đang cho thấy quyền lực của Mark Zuckerberg lớn cỡ nào.

Phía Mỹ cũng đang có những động thái kêu gọi điều tra chống độc quyền nhắm vào “đế chế” Facebook.

Quyền lực của Mark Zuckerberg ra sao?

Trước vô số những bê bối mà mạng xã hội này dính phải như quyền riêng tư cá nhân, dữ liệu người dùng bị khai thác cho bên thứ ba… CEO Zuckerberg đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhưng vị giám đốc điều hành trẻ ở tuổi 34 này với trình độ uyên thâm về công nghệ, kỹ thuật đã qua mặt những chính trị gia lão luyện hàng đầu nước Mỹ.

Nhận định quyền lực của Zuckerberg, người đồng sáng lập cũng là người bạn cũ Chris cho rằng chưa thấy gì có thể cản trở hay lung lay mà quyền Zuckerberg còn trở nên quyền lực hơn.

Trong bức thư dài gửi đến tờ New York Times, Chris đã chia sẻ ảnh hưởng của Mark lớn đến mức kinh ngạc, tầm ảnh hưởng vượt xa nhiều người khác trong lĩnh vực tư nhân hay chính phủ.

Với ba nền tảng công nghệ được đnáh giá hùng mạnh nhất hiện nay là: Facebook, Instagram, Watsapp. Tất cả hội đồng quản trị làm việc chỉ với vai trò cố vấn chứ hầu như không có chức năng giám sát bỏi với 60% cổ phần của Mark thì có quyền phủ quyết mọi quyết định.

Mark quyết định thuật toán Facebook theo dõi người dùng mỗi ngày xem gì, kể cả việc tin nhắn gửi đi.

Chris đã giãi bày trng thư khi đánh giá Mark là người tốt và tử tế. Nhưng điều khiến họ bất đồng quan điểm xảy đến chính là việc Mark đang sa đà vào tăng trưởng mà quên đi quyền riêng tư của người dùng và đang nhận được ủng hộ của những người xung quanh hơn là phản đối.

Và Chris cho rằng tất cả mọi người đều có thể sai lầm nên quyền lực không nên chỉ tập tủng vào bất kỳ một cá nhân nào.

Thao túng quyền lực

Một Thượng nghị sỹ đang tranh cử trong cuộc bầu tổng thống Mỹ năm 2020 đã ra tuyên bố nếu trúng cử ông sẽ chia tách các công ty công nghệ khổng lồ tại nước này trong đó có Facebook.

Các tập đoàn công nghệ lướn này đang thao túng xã hội, kinh tế và cả nền dân chủ khi họ đưa những thông tin cá nhân ra để liếm lợi.

Do đó, trong thư của mình, Chris cũng đã đề nghị chính phủ cần hủy bỏ những thỏa thuận sáp nhập với ba hãng công nghệ là Facbook, Instagram và Watsapp.

Một Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đồng ý cần chai nhỏ Facebook và về lý thuyết giải tán Facebook hoàn toàn có thể thực hiện được.

Để có thể giải toán một tập đoàn lớn, Chính phủ Mỹ sẽ phải đưa công ty này ra toàn án và chứng minh được sức mạnh thị trường rất lớn trong lĩnh vực công ty hoạt động, điều đó gây hại cho người dùng và có thể giành chiến thắng nếu đẩy tới Tòa tối cao.

Hiếm khi Chính phủ Mỹ can thiệp để chai tách tập đoàn nhưng cũng không phải là chưa từng có. Tuy nhiên với một công ty công nghệ khổng lồ như Facebook thì chưa có tiền lệ thành công.

Bài học thất bại của chính phủ Mỹ khi muốn chia cắt Microsoft đã thất bại dù trước đó đã giành chiến thắng “sơ bộ” và đến ngày nay tập đoàn nghìn tỷ của nhà sáng lập Bill Gates vẫn giữ nguyên.