[MARKETING ĐIỂM BÁN] HÃY IN CHO TÔI MỘT CHIẾC XE (phần cuối)

0
380

HÃY IN CHO TÔI MỘT CHIẾC XE

Công nghệ có tiềm năng lớn sẽ thay đổi cách thức sản xuất của chúng ra, khiến chúng ta không  khỏi thắc mắc bao giờ thì công nghệ in 3D sẽ là phương thức sản xuất tiêu chuẩn cho các mặt hàng được tiêu thụ hằng ngày. Khi đó, quần áo, phụ kiện và giày dép có thể được in theo mô tả của người mua. CEO Etric Sprunk của Nike đã từng ra hiệu về tương lai này vào tháng 10/2015. Khi tham gia phiên tọa đàm tại hội thảo GeekWire Summit, Sprunk được hỏi rằng liệu ông có thấy trước được viễn cảnh người dùng Nike có thể tự in sản phẩm họ muốn ở nhà không. Không chỉ khẳng định tiềm năng của tương lai này, Sprunk còn khiến tất thảy mọi người phải bất ngờ với tuyên bố rằng, “Tôi có từng mường tượng cảnh Nike vẫn sở hữu các mẫu thiết kế, đứng trên phương diện sở hữu trí tuệ, và người mua có thể sản xuất các mẫu đó ngay tại nhà hoặc chúng tôi sẽ làm hộ họ không ư? Có chứ, ngày đó sẽ không xa đâu”

Các bạn hãy hiểu rõ. Đây không phải lời tuyên bố bốc đồng về công nghệ 3D của một nhà bán lẻ startup đầy nhiệt huyết. Đây là tầm nhìn của Giám đốc điều hành một doanh nghiệp có tên trong Fortune 500 về chuỗi cung ứng theo nhu cầu, hoàn toàn cá nhân hóa, được kiểm soát hầu như bởi người tiêu dùng- như thế nó chẳng còn là khoa học viễn tưởng nữa mà đã gần ngay trước mắt rồi.

Bạn đang nghĩ điều này là bất khả thi phải không?

Theo Joe DeSimone thì không hề đâu. Thậm chí ông còn hiểu rõ nó là đằng khác. Ông là một nhà hóa học người Mỹ, một trong chưa đến 20 người được chọn vào cả ba nhánh của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (dược, khoa học và xây dựng) và là giáo sư hóa học lâu năm tại Đại học North Carolina, Chapel Hill. Đồng thời, DeSimone cũng là người tiên phong trong công cuộc cách mạng hóa sản xuất.

Công ty Carbon của DeSimone đã phát triển công nghệ in tạo hình liên tục từ chất lỏng, hay còn gọi là CLIP. Khác với những công nhệ 3D truyền thống tạo ra sản phẩm từ nhiều lớp nguyên liệu (chủ yếu là nhựa cứng), quá trình của Carbon có thể tạo ra những đồ vật cực tinh xảo. Công nghệ này sử dụng tia cực tím để liên tục xử lý nhựa tổng hợp ở tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần thông thường. Nếu bạn đã từng xem bộ phim (Kẻ hủy diệt) thì cách hình dung đơn giản nhất là cảnh phim Robot phản diện T1000 nhanh chóng tự tạo hình từ một vũng chất lỏng. Quá trình của Carbon cũng tương tự như vậy: tạo ra vật phẩm hoàn thiện từ một bể chứa nhựa tổng hợp đã được tạo hình sẵn.

Hoàn hảo không tì vết, công nghệ in 3D quả là một bước tiến nhỏ trong công nghiệp và ẩn chứa tiềm năng của một cuộc cải cách mô hình kinh doanh lớn, ít nhất là thông qua hoạt động sản xuất theo nhu cầu.

“Đây là đột phá giúp hiện thực hóa sản xuất 3D” DeSimone nói. Ông cũng bổ sung, “Mọi người đã bàn tán về sản xuất 3D được một thời gian rồi. Bạn biết đó, tôi nghĩ ai nấy đều hóa hức, và hầu như mọi công ty sản xyaats đồ vật thuộc danh sách Fortune 500 đều đang bắt đầu cân nhắc ảnh hưởng của thiết bị số khi chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, mọi người lại chần chừ với dự định này khi những sản phẩm được in ra đều có chất lượng nghèo nàn, còn tốc độ và chi phí sản xuất thì chưa phù hợp”.

Ngược lại, quá trình của Carbon được thiết kế để giúp doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đảm bảo độ hữu dụng, năng suất và chất lượng cao theo mô tả của khách hàng, với một tốc độ nhanh chóng. “Công nghệ này cho phép chúng ta tạo ra những sản phẩm phức tạp mà lại cực tiết kiệm thời gian. Và việc tạo ra những phần có thể dùng như các bộ phận chức năng ở tốc độ áp đảo, theo tôi, là một đột phá công nghệ thúc đầy sự phát triển nhanh chóng của sản xuất 3D”.

Về tầm nhìn của Nike trong việc sử dụng công nghệ in 3D cho sản xuất giày theo mô tả của khách hàng, DeSimone nêu ra ý kiến rằng, “Mọi công ty giày thể thao đều đã và đang cố gắng để phát triển thiết kế và tham vọng cho giày dép theo mô tả của khách hàng, và họ quá đặt nặng vào các công nghệ có sẵn. Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận về thâm nhập thị trường. Sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư cùng một công ty giày theo hướng rất thú vị. “Tôi dự cảm rằng đây là cách thông báo thận trọng của DeSimone theo kiểu đúng vậy, giày theo yêu cầu khách hàng sẽ sớm được in và chỉ đợi các bạn đến mang về.

DeSimone dự liệu về tầm quan trọng của công nghệ này như sau: “Dưới góc nhìn của tôi, khả năng làm ra đồ vật là năng lực và quyền sở hữu của những bên có khả năng kinh tế và giàu tiềm lực. Việc đặt những công cụ sản xuất công suất lớn với chi phí hợp lí vào tay những công ty và nhà khởi nghiệp nhỏ hơn, đối với tôi, là một cách thức nổi bật khiến mọi người đều có khả năng biến ý tưởng của mình thành sản phẩm cụ thể.”

Tất cả những nỗ lực trên sẽ trở thành một cuộc cải cách công nghiệp khác hẳn với những điều chúng ta từng chứng kiến. Trong tương lai không xa, các công ty sẽ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao theo nhu cầu ở quy mô và mức chi phí trước giờ chưa từng nghĩ tới. Những nhà sản xuất nhỏ cũng có khả năng sử dụng các công nghệ tiên tiến này để cạnh tranh có hiệu quả với những đối thủ tầm cỡ hơn. Và người tiêu dùng có tiềm năng sẽ trở thành nhà sản xuất quy mô nhỏ. Mọi người sẽ hoàn toàn suy nghĩ lại về cả chuỗi cung ứng – và bộ mặt của cả ngành bán lẻ và sản xuất sẽ thay đổi mãi mãi.

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] BÁN LẺ ĐÃ THỰC SỰ HẾT THỜI?

Xem thêm: