[MARKETING ĐIỂM BÁN] Không Gian Mua Sắm Tương Lai (P1)

0
244

Chỉ trong một thập niên, hàng hóa tự bổ sung bằng cảm biến, công nghệ phân tích tiên đoán, các trải nghiệm mua sắm kĩ thuật số lôi cuốn, chương trình theo dõi và vô số những lựa chọn mua sắm kết nối khác- rất nhiều trong số đó chúng ta vẫn chưa hình dung nổi- sẽ giúp đáp ứng nhu cầu hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ không còn phải băn khoăn liệu còn sữa trong tủ lạnh không hay bột giặt đã hết chưa. Chúng ta sẽ tự tin đặt mua nội thất và đồ thời trang trên mạng, vì công nghệ xúc giác sẽ cho phép chúng ta được chạm vào cảm giác nhận đồ vật trước khi đặt mua. Thuật toán điều chỉnh đồ may mặc và phép phân tích dữ kiệu lớn sẽ đảm bảo các mặt hàng chúng ta chọn luôn phù hợp với cơ thể và thị hiếu của chúng ta. Việc sử dụng công nghệ thực tế ảo hoặc thực tế ảo tăng cường trong nhà hay ở văn phòng để mua sắm và kết nối với các chuyên gia sản phẩm sẽ trở nên thông dụng trong mười năm tới như việc chúng ta mua sắm ở cửa hàng ngày nay. Một loạt phương tiện vận chuyển cực kì nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí sẽ đặt mọi sản phẩm ở cửa nhà chúng ta chỉ trong vài phút.

Marketing Online 24h – Dịch vụ SEO web hàng đầu TPHCM

Trừ một số ít sản phẩm đặc biệt, chúng ra sẽ tuyệt nhiên không cần đặt chân vào bất cứ cửa hàng mua sắm trực tiếp nào chỉ để ngó qua sản phẩm, như  chúng ta vẫn làm ngày nay. Chỉ đơn giản vậy thôi. Thay vào đó, không gian mua sắm ngoại tuyến sẽ trở thành môi trường nhằm phân bổ những trải nghiệm giàu năng lượng, niềm vui và kích thích cảm xúc nhất. Mục tiêu của những trải nghiệm thông qua các phương tiện vật lí là hoàn thành ba tiêu chí sau:

  • Truyền đạt câu chuyện thương hiệu rành mạch và lôi cuốn bằng các liên kết vật lí và thông tin cảm giác đa dạng.
  • Cung cấp cơ hội tận hưởng trải nghiệm sản phẩm sống động và phấn khích.
  • Đóng vai trò cổng vào tương tác tới cả hệ thống sinh thái của thương hiệu gồm sản phẩm, dịch vụ và lựa chọn thay thế.

Bạn có nhận thấy tôi không nhắc một lời nào tới việc bán hàng? Đương nhiên, điều này không có nghĩa không gian bán lẻ tương lai không dành để bán hàng. Ý của tôi ở đây là việc bán những sản phẩm đó trong bốn bức tường của cửa hàng sẽ không còn là một ưu tiên. Thay vào đó, mục tiêu của cửa hàng sẽ là tạo ra những trải nghiệm có ảnh hưởng lớn giúp kích thích doanh thu qua tất cả điểm và kênh bán hàng có sẵn.

Nhà phát triển trung tâm mua sắm lẻ nổi tiếng, Allan Zeman, từng nói rằng đã đến lúc chúng ta phải đảo ngược tiêu chí thiết kế truyền thuống với 70% bán lẻ và 30% giải trí tại các trung tâm mua sắm. Theo ông, trung tâm mua sắm phải là nơi dành cho giải trí trước khi là nơi để bán lẻ. Zeman không nhấn mạnh quá nặng nề vào tiêu chí giải trí, nhưng ông vẫn duy trì quan điểm rằng mọi người sẽ chẳng có nhiều lí do để đến các trung tâm mua sắm. Góc nhìn của tôi cũng tương tự như vậy. Để hoạt động hiệu quả trong tương lai, các nhà bán lẻ phải áp dụng phương pháp tiếp cận tương tự vào cách lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành không gian ngoại tuyến của họ: trải nghiệm là ưu tiên hàng đầu và sản phẩm thứ hai.

Tôi chợt nhận ra thật khó để tương lai này có thể chạy đua cùng hình thức bán lẻ ngày nay. Hiện tại, các nhà bán lẻ đang dành quá nhiều thời gian vào sản phẩm. Họ nhập hàng, kiểm kê, chuyển từ kho này sang kho khác, trao đổi và phân loại chúng. Họ định giá lên, định giá xuống, bán cho khách hàng rồi nhận lại hàng bị hoàn trả và ngồi đếm tay từng cái một ít nhất một lần mỗi năm. Đến mức ở hầu hết các công ty bán lẻ, mọi tài nguyên đều dồn vào dòng chảy và duy trì hàng hóa, còn trải nghiệm của người tiêu dùng chỉ là thứ yếu, tựa như một món đồ trang trí phù phiếm.

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Không gian mua sắm tương lai- p2

Xem thêm: