Năm 2013, Google ra mắt Google Shop Express, dịch vụ cho phép người mua đặt hàng một loạt nhà bán lẻ tham gia dịch vụ và đơn hàng sẽ được giao trong ngày trong phạm vi Thung lũng Silicon và thị trường San Francisco. Chương trình này sau đó được đổi tên thành Google Express và mở rộng sang nhiều thành phố khác.
Trong con mắt các nhà phân tích, động thái này quả hợp tình hợp lí. Suy cho cùng thì người tiêu dùng cũng đang sử dụng Google để tìm kiếm mặt hàng và nhà bán lẻ, vậy Google cũng có thể và nên tận dụng mong muốn mua hàng này bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng một cổng thông tin tiện lợi hơn để họ đặt hàng nhiều nhà bán lẻ cùng một lúc. Không chỉ làm ra doanh thu, Google Express còn góp phần phát triển một kho dữ liệu quý giá về hoạt động tra cứu và mua hàng. Những thông tin này sau đó sẽ được cung cấp lại cho các nhà bán lẻ thành viên. Động cơ thúc đẩy Google tham gia đấu trường bán lẻ có vẻ đã được suy tính kỹ lưỡng và hoàn toàn hợp lý.
Nhưng lúc đó ít ai hiểu được động cơ cấp bách tiềm ẩn để ra mắt Google Express là vì Amazon không còn cung cấp lưu lượng truy cập hiệu quả cho Google nữa. Dần dần, Amazon biến mất khỏi top kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google. Amazon đã tự biến thành công cụ tra cứu mặc định của chính nó, và người dùng của hãng này hoàn toàn bỏ qua Google khi muốn tìm kiếm sản phẩm. Một nghiên cứu chỉ ra gần 55% lượng tra cứu liên quan đến các sản phẩm giờ đây được thực hiện trên Amazon thay vì trên Google.
Vậy là trong lúc nền công nghiệp bán lẻ toàn cầu còn mải suy tính và xem xét làm thế nào để trở nên đa kênh, người ta đã tiên liệu được rằng đến năm 2019, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử sẽ chạm mức 1.671 nghìn tỉ đô la và chiếm 7,4 doanh số của thị trường bán lẻ trên toàn thế giới. Thậm chí đến năm 2020, một mình Amazon, Alibaba và eBay đã chiếm đến 39% thị trường bán lẻ toàn cầu.
Lời tiên liệu của Marc Andreessen rằng các nhà bán lẻ sẽ phải bỏ cuộc và mọi người đều mua hàng thông qua thương mại điện tử dường như đang được minh chứng. Bất kì nhà bán lẻ nào vẫn đang cố chấp hi vọng Internet bằng cách nào đó sẽ bỏ qua hạng mục kinh doanh của họ và họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi những biến đổi này, thực lòng mà nói, quá ảo tưởng. Dấu hỏi duy nhất có thể tồn tại chính là liệu các nhà bán lẻ có thể làm gì để chấm dứt tình trạng cá lớn nuốt cá bé này?
Marketing Online 24h – Bài viết tài trợ bởi J E MART Hộp quà tết VIP tại Hà Nội
Phần tiếp theo : [Marketing Điểm Bán]Tạm biệt Bentonville
Xem thêm: