Không một công ty nào cùng lĩnh vực có thể thu hút được những điều huyền bí, lượng truyền thông và tiền đầu tư như Magic Leap. Thành lập năm 2010, công ty này tự miêu tả mình là “nền tảng điện toán giúp bạn kết hợp, trải nghiệm Thế giới số và tự nhiên một cách trơn tru”.
Khác với thực tế ảo tăng cường, công nghệ sản xuất nội dung số trên một thiết bị, sau đó phát chèn lên bề mặt thực thông qua camera, Magic Leap sử dụng công nghệ mà nhà máy sáng lập Rony Abovitz gọi là thực tế ảo hỗn hợp (MR). Áp dụng công nghệ trường ánh sáng – công nghệ được sử dụng trong quá trình tạo ra các hình ảnh 3D-MR truyền thông tin số đầu tới não thông qua mắt và lừa não bộ tin rằng thứ mình đang nhìn thấy là thật. Về cơ bản, bằng việc biến não bộ chúng ta trở thành bộ xử lí máy tính, công nghệ MR mang lại những trải nghiệm với chất lượng điện ảnh, vượt lên mọi thứ con người từng biết đến. Magic Leap đã phát triển được một phương tiện giúp truyền tải trực tiếp hình ảnh 3D đến người tiêu dùng thông qua não bộ của họ.
Năm 2015, một làn song dấy lên khi công ty này công bố video mô phỏng hình ảnh một nhà thể chất trường học với rất nhiều học sinh đang hoạt động trong đó. Bất chợt, một chú cá voi cỡ lớn xuyên qua sàn nhà, vươn mình lên độ cao trên 6m trên không trung rồi lại trầm mình xuống cùng một cú tạt nước sảng khoái. Chẳng cần phải nói, các học sinh và bất cứ ai xem video đều ngỡ ngàng.
Danh sách các nhà đầu tư của Magic Leap gồm toàn các tên hạng A như Alibaba, Google, Qualcomm, Andreessen Horowitz và Warner Bros, cũng nhiều cái tên khác nữa. Nếu vốn đầu tư cơ bản được xem là đại diện cho tiềm năng được tiếp nhận của một công nghệ hoặc thị trường, thì các bạn nên nhìn vào thực tế là Magic Leap, một công ty với số vốn lên tới 4 tỉ đô la vẫn chưa ra mắt được bất kỳ sản phẩm nào cho đến cuối năm 2016. Nhiều người vẫn tin rằng sản phẩm của họ có khả năng trở thành một đột phá công nghệ nổi bật như Internet.
Magic Leap vẫn khá kín tiếng về sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà báo phụ trách mạng công nghệ khắp thế giới cũng luôn cố gắng lần theo các thông báo, bằng sáng chế và thông tin tuyển dụng chuyên gia. Từ những manh mối trên, họ cố gắng ghép lại để hình dung thứ đang được giấu kỹ trong bức tường của Magic Leap. Một phóng viên truyền thông công nghệ cho rằng đó có thể là “phiên bản cao hơn của kính thông minh Google Glass, có thể dễ dàng hòa tan hình ảnh máy tính với thế giới thực. Một thiết bị đeo đầu và có gắn máy chiếu cáp quang, ống kính chất lượng cao và một loạt camera. Một thực tế ảo tăng cường khiến bạn tin nó là thực”.
Để hiểu được phần nào mức độ thay đổi Magic Leap có thể đem lại cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến của chúng ta, hãy nhìn qua những điểm chính trong đăng kí bản quyền sáng chế của họ:
- Không yêu cầu máy tính hay bất kì thiết bị nào trừ kính và một dụng cụ bỏ túi.
- Bộ điều khiển ảo sẽ giúp loại bỏ bộ điều khiển thực. Bàn phím và các giao diện khác có thể xuất hiện bất cứ đâu theo ý muốn của người dùng.
- Công nghệ 3D mapping cho phép đặt các vật thể ảo ở không gian thực.
- Bạn bè, gia đình và bất cứ ai khác đều có thể xuất hiện trong cùng một phòng với người dùng. Người dùng có thể tham gia lớp học tương tác hội thảo hay các sự kiện xã hội. Họ thấy bạn và bạn cũng thấy được họ.
- Nhận xét, đánh giá và bình luận có thể xuất hiện cùng sản phẩm.
- Xe đẩy hàng trở thành giao diện máy tính.
- Sản phẩm tại cửa hàng hoặc ở nhà trở thành quảng cáo tương tác của chính chúng.
- Các công ty có thể thực hiện mô phỏng ảo cho sản phẩm của họ.
- Seo từ khóa top google
Trong đăng ký bản quyền sáng chế của Magic Leap còn có một dụng cụ gọi là “gang tay xúc giác”. Đây là một găng tay được kết nối và sẽ truyền các phản hồi rung động để tạo ra cảm giác như đang chạm vào và cảm nhận được vật thể ảo. Đặc tính này hẳn sẽ làm người tiên phong trong công nghệ hình ảnh xúc giác, Katherine Kuchenbecker được nở mày nở mặt.
Kể cả khi thêm một mớ thứ nhảm nhí vào danh sách trên, ảnh hưởng của Magic Leap vẫn sẽ vững như kiềng ba chân. Để thể hiện cách tiếp cận đặc biệt của Magic Leap tới hoạt động mua sắm, giám đốc Marketing Brian Wallace miêu tả một ứng dụng đang được thực hiện với tên gọi LookBuy. Theo lời Wallace, đó là hệ thống thương mại mà trong đó bạn có thể mua mọi thứ xung quanh chỉ bằng việc nhìn vào chúng. “Tôi nhìn vào áo len của bạn”. Wallace nói ,”và tôi thốt lên, Ôi, đẹp quá nhỉ”. Hệ thống của tôi sẽ nhận ra rằng tôi đang nhìn vào áo của bạn, Alibaba hiện lên, nhận diện nhu cầu đó, giới thiệu mặt hàng và phản hồi lại nếu đặt mua chiếc áo này, tôi sẽ được giảm giá 10%. Tôi nhìn xuống một chút và thấy được hình ảnh mình đang mặc chiếc áo đó. “Sau đó, ông nói thêm rằng chỉ cần một bước xác nhận đơn giản, bạn sẽ có thể mua và trả tiền cho chiếc áo.
Tuy rất khó để mường tượng ra viễn cảnh trên nhưng sẽ có một ngày, bạn có thể mua bất cứ thứ gì ở bất cứ nơi đâu. Bạn muốn xe hình một chiếc xe Porsche 911 kích cỡ cực đại mà vẫn được ngồi thoải mái trong phòng khách, bạn sẽ được như ý. Nếu bạn muốn đến đại lộ Champs- E’lyse’es vào giờ nghỉ trưa chỉ để mua một chiếc váy mặc đi đám cưới tuần sau, bạn hoàn toàn có thể mua hàng và trở lại mà không cần rời khỏi bàn làm việc. Nếu bạn và gia đình muốn cùng đi chơi Grand Canyon, chẳng có gì khó cả, thậm chí mọi người chẳng cần đặt chân lên mát bay. Trong tương lai, bất kể bạn ở đâu, bất kể bạn muốn gì, công nghệ ảo sẽ đem chúng đến cho bạn.
Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h
Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Nếu đôi giày vừa vặn, hãy mua nó đi
Xem thêm: