[MARKETING ĐIỂM BÁN] Không Gian Mua Sắm Tương Lai- (P3)

0
282

LẮNG NGHE

Khi nhà sáng lập và cũng là CEO của Sonos, Joh Mac Farlane, đưa ra ý tưởng truyền âm nhạc tới loa không dây vào đầu những năm 2000, mọi người nói nó huyễn hoặc đến khó tin. Ngày nay, thị trường tràn ngập những thương hiệu đầy tính cạnh tranh ở mảng loa. Mặc dù chất lượng loa của Sonos rất tuyệt hảo, chúng không còn đặc biệt hoặc khác lạ nữa. Tình trạng này thúc đẩy sonos tái hình dung cách họ có thể bán loa.

Marketing Online 24h – Dịch vụ SEO web hàng đầu TPHCM

Sonos hỏi người tiêu dùng của họ xem lần đầu tiên họ làm quen với  dòng loa không dây của hang là khi nào, rất nhiều người trả lời là ở nhà bạn của mình. Dựa vào góc nhìn đó, Sonos  xây dựng không gian thực tế đầu tiên tại thành phố New York với mong muốn khách hàng có thể tận hưởng địa điểm và cảm giác thoải mái tương tự. Không gian bán lẻ 390 m vuông của thương hiệu này có cả các phòng nghe nhạc được trang trí nội thất như một căn hộ thời thượng. Mỗi phòng đều có âm thanh điều chỉnh hoàn hảo, cách âm và thiết kế đẹp mắt bởi nhà thiết kế nội thất nổi tiếng. Mỗi không gian đều được trang bị cùng sự kết hợp độc đáo của loa và các thiết bị. Khách hàng có thể di chuyển từ phòng này qua phòng khác để có những trải nghiệm nghe nhạc khác nhau, tìm hiểu nhiều loại sản phẩm và hình dáng theo cách chân thật nhất. Quả là đỉnh cao của âm thanh.

Bao quanh không gian là các hình ảnh minh họa của âm nhạc, âm thanh và công nghệ. Ở đây cũng có khu không gian mở, nơi những người ghé thăm có thể ngồi lại và vui đùa. Dmitri Siegel, phó giám đốc thương hiệu toàn cầu và chỉ đạo sáng tạo của Sonos chia sẻ, “việc  thiết kế toàn bộ trải nghiệm tại cửa hàng đều dựa vào ý tưởng về một môi trường thoải mái và đầy cảm hứng. Tại đó, bạn sẽ lắng nghe thứ âm nhạc bạn yêu thích theo cách mà bạn chưa tường được thử trước đây”

Đương nhiên, Sonos sẽ tốn ít công sức và tiền của hơn nếu họ làm như hầu hết các thương hiệu điện tử khác vẫn làm- xây dựng một cửa hàng với thiết kế thực dụng và cơ bản, rồi chất đầy cửa hàng với hàng hóa. Thay vào đó, không gian của Sonos giới thiệu sản phẩm trong một trải nghiệm lắng nghe khó quên và có một không hai. Sonos không muốn bạn chỉ nhìn sản phẩm bằng mắt và lắng nghe bằng tai. Họ muốn bạn cảm nhận bằng mọi tế bào trong cơ thể.

Sonos hiểu rằng thế giới đã có quá đủ các cửa hàng đồ điện tử. Thứ thế giới cần giờ đây là không gian tươi đẹp, nơi mọi người có thể tụ tập để cùng tuyên dương niềm vui xúc cảm kì diệu khi tận hưởng âm nhạc.

THÊM VÀO MỘT CÂU CHUYỆN

Hiếm thương hiệu nào có thể vỗ ngực tự nhận có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo và khó quên cho khách hàng như Disney. Bất cứ ai từng đến công viên Disney đều sẽ tán thành quan điểm này. Có thể nói, Disney là bậc thầy sản xuất ra những khoảnh khắc kì diệu trong cuộc sống con người. Vì vậy, chẳng có gì bất ngờ khi các nhà bán lẻ và thương hiệu từ khắp nơi trên địa cầu đều tới Disney hằng năm để học cách tạo ra các trải nghiệm.

Hóa ra, mọi thứ luôn bắt đầu với một câu chuyện.

Nhà thiết kế công viên theo chủ đề huyền thoại của Disney, Joh Hench, đã từng nói, “câu chuyện là nguyên tắc tổ chức quan trọng đằng sau thiết kế của công viên Disney”. Đối với Hench và nhóm của ông, một công viên chủ đề thành công là hệ tư tưởng gồm nhân vật, trang phục, thiết kế theo bộ, công nghệ và điểm thu hút tập trung vào một lời kể thuyết phục “chúng tôi biến không gian tĩnh thành không gian của câu chuyện”, ông nói. “Một yếu tố phải kết hợp cùng nhau để tạo ra đặc trưng củng cố cho câu chuyện của vị trí đó”

Điều Hench vốn nhận ra nhiều năm trước- cũng là điều những nhà bán lẻ thông thái giờ đây sắp nhận ra- chính là không thiết kế cửa hàng, công nghệ, sản phẩm hay hình thức buôn bán nào có thể thay thế nền tảng vững chãi của một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn. Nếu không có một câu chuyện liền mạch và thu hút để mọi người dõi theo, những yếu tố trên đều trở nên vô dụng, tựa như một chiếc bếp ga mà không có ga vậy.

Các nhà bán lẻ vĩ đại của tương lai sẽ xây dựng không gian mua sắm với ít vai trò cửa hàng hơn. Ví dụ, thuộc tính cơ bản của cửa hàng Apple đầu tiên- bao gồm thiết kế cửa hàng, hình thức bán hàng, cách bố trí nhân viên, phương pháp luận dịch vụ và công nghệ bên trong- đều củng cố cho câu chuyện “Nghĩ khác” của thương hiệu này cùng tiếng kèn xung trận khi thách thức sự độc đáo nếu so sánh với bất cứ cửa hàng máy tính nào ra đời trước đó. Nó là nơi kết nối câu chuyện thương hiệu sống đống đến nghẹt thở của Apple.

Tất cả nhà bán lẻ, dù mặt hàng họ bán là gì, đều phải truyền yếu tố câu chuyện tương tự vào trong trải nghiệm mua sắm của họ. Nhưng để tôi nói rõ đã. Không phải tôi đang khuyên các bạn biến không gian bán lẻ thành một bảo tàng thập cẩm đủ thứ để đánh bóng cho thương hiệu của bạn. Đó không phải nơi bạn kể chuyện theo một cách trực tiếp, thông qua một vài khung cảnh, màn hình hoặc bức tranh trên tường. Câu chuyện không phải thứ chúng ra có thể đặt trước mặt khách hàng để họ tự thân nhìn vào. Đó là trải nghiệm chúng ta phải lôi kéo họ vào.

Ở đây, tôi cũng không khuyên các bạn nhất định phải kể mọi câu chuyện thương hiệu bằng thái độ tận tâm và tính thẩm mĩ tại cửa hàng cao hệt như nhau. Thực tế, nếu được thiết kế và dẫn dắt khéo léo, một cửa hàng giá rẻ cũng truyền tải được câu chuyện thu hút không kém gì một cửa hàng quần áo cao cấp.

Sau cùng thì khách hàng nên là người chủ động tham gia câu chuyện thương hiệu của bạn. Suy cho cùng, câu chyện là thứ chúng ra nhìn thấy, nghe thấy, nếm được, chạm được và tương tác cùng. Câu chuyện giúp bạn lồng những cảm xúc tương tự vào không gian bán lẻ của bạn, như thứ bạn có thể thấy ở Magic Kingdom của Disney. Đó là cảm giác bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác.

Còn tiếp…..

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Không gian mua sắm tương lai (p3)

Xem thêm: