[MARKETING ĐIỂM BÁN] Thế hệ trải nghiệm (phần 2)

0
263

Tại Bắc Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, thu nhập của thế hệ Trẻ không đuổi kịp mức trung bình của cả nước. Tại Hoa Kỳ, kinh tế của nhóm người 30 tuổi còn không vững bằng nhóm người về hưu.

Lượng người thuộc thế hệ này sở hữu một căn nhà ít hơn so với lứa tuổi tương tự ở thế hệ trước. Phần trăm người thuê nhà cao hơn và sống cùng bố mẹ lâu hơn.

Họ quá chú trọng vào các thành phố lớn. Hoa Kì là một ví dụ kquốc gia châu Âu, thu nhập của thế hệ Trẻ không đuổi kịp mức trung bình của cả nước. Tại Hoa Kỳ, kinh tế của nhóm người 30 tuổi còn không vững bằng nhóm người về hưu.

Lượng người thuộc thế hệ này sở hữu một căn nhà ít hơn so với lứa tuổi tương tự ở thế hệ trước. Phần trăm người thuê nhà cao hơn và sống cùng bố mẹ lâu hơn.

QC: Dịch vụ viết bài thuê chuẩn SEO

Họ quá chú trọng vào các thành phố lớn. Hoa Kì là một ví dụ tiêu biểu. Tại đây, sự phát triển của các thành phố lần đầu tiên vượt qua tốc độ của vùng ngoại ô kể từ những năm 1920. Tình trạng đô la thị hóa đặt nhiều thử thách cho các nhà bán lẻ mô hình “đại cửa hiệu” luôn quyết tâm chạm tới nhóm khách hàng này với những cửa hàng trực tiếp.

Họ ưu tiên điện thoại di động. Tại hầu hết các thị trường phát triển, thế hệ này luôn chiếm tỉ lệ người dùng điện thoại di động cao nhất, đặ biệt là điện thoại thông minh.

Họ có bản năng xã hội. Người thuộc  thế hệ này dành số thời gian trung bình cho mạng xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat. Họ cũng có tiếng trong việc nhanh chóng thay mạng xã hội khi một cái tên mới xuất hiện.

Những điều trên là có thật và xác minh được.

Tuy nhiên, nói đến bán lẻ, tôi chắc chắn bạn đã từng nghe đâu đó rằng thế hệ Trẻ không có nhu cầu hoặc không hứng thú, với các trải nghiệm mua sắm trực tiếp. Họ tựa như động vật dùng điện thoại di động, luôn tránh phải đi đến cửa hàng. Họ thích đặt mua mọi thứ bằng điện thoại thông minh. Nói thẳng ra, họ là những kỹ sư xây nên khu mộ của ngành bán lẻ ngoại tuyến. Nhưng tôi e rằng đây chính là điểm dừng cuối cùng của con tàu sự thật. Chẳng có manh mối nào cho thấy thế hệ trẻ không biết tận hưởng cửa hàng trực tiếp. Trên thực tế, sự thật hoàn toàn ngược lại.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Anh năm 2016, các cửa hàng mua sắm trực tiếp được ưa chuộng nhiều nhất bởi người tiêu dùng trẻ. Theo đó, “ Nhóm tuổi hay đến cửa hàng nhất là 16-24 và 25-34 tuổi. Mức mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ online hoàn toàn của họ cũng thấp đáng kể. Điều này không chỉ củng cố tầm quan trọng của các cửa hàng trực tiếp mà còn thể hiện tầm quan trọng của chúng trong tương lai.”

Một nghiên cứu sâu khác bởi cơ quan nghiên cứu Accenture cũng đưa ra kết quả tương tự. “Thực ra, rất nhiều người thuộc thế hệ số lại thích mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hơn là đặt qua mạng”. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kì cũng trương tự như tại những khu vực khảo sát khác. Một người của thế hệ trẻ chia sẻ, “Bạn sẽ muốn chạm vào nó; bạn sẽ muốn được ngửi mùi hương của nó; bạn sẽ muốn cầm nó lên”

Nghiên cứu trong phạm vi một số dòng sản phẩm nhất định cho thấy: 91% thế hệ Trẻ thích mua sẵm trực tiếp ở cửa hàng hơn mua sắm online. 69% thích các cửa hàng mua sắm đồ điện tử trực tiếp, 84% chuộng các khu vực mua sắm và 83% thích mua hàng giảm giá trực tiếp và các nhà bán lẻ đại chúng.

Nghiên cứu khác lại cho thấy một nửa thế hệ Trẻ đề cao giá trị của trải nghiệm gắn liền với thương hiệu hơn so với bản thân sản phẩm. Một con số đáng kể hơn hẳn so với 22% ở thế hệ bùng nổ trẻ em. 48% số người thuộc thế hệ Trẻ coi các trải nghiệm với một thương hiệu là lí do lớn nhất để tiếp tục gắn bó. Chỉ 17% số người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em cảm thấy tương tự.

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Thế hệ Trẻ là những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của các trải nghiệm trực tiếp. Nếu bạn vẫn muốn thêm các bằng chứng, hãy nhìn vào ngành công nghiệp âm nhạc, nơi các sự kiện trực tiếp nhận được sự yêu thích chưa từng thấy. Lễ hội âm nhạc và nghệ thuật Thung lung Coachella ( Coachella Valley Music and Arts Festival) là một ví dụ điển hình. Tháng 7/ 2015, lễ hội âm nhạc đình đám này đi qua cột mốc quan trọng với doanh thu vượt 84,25 triệu đô la nhờ vào 198.000 chiếc vé được bán ra, con số kỉ lục kể từ khi sự kiện này được tổ chức lần đầu vào năm 1999. Kỷ lục người tham dự cũng không phải chủ đề mới khi nói về Coachella. Trong bốn năm vừa qua, lễ hội này liên tục đánh bại chính đối chuẩn mà nó đặt ra vào năm liền trước. Thành công của Coachella cũng không quá đặc thù. Lollapalooza, The Governors Ball và Bonnaroo cũng có mức phủ sóng chóng mặt tương tự.

Vậy nguyên do nằm ở đâu? Ở thời đại mà âm nhạc miễn phí nhan nhàn như nước chảy, tại sao 198.000  con người lại chen chúc tại lễ hội âm nhạc 3 ngày ở một thung lung sa mạc phía Nam California? Có cả tá lí do nhưng lí do trọng tâm nhất vẫn là hứa hẹn về một trải nghiệm sôi động. Họ đến đó và không chỉ để nghe nhạc, mà còn để cảm nhận âm nhạc và bằng cách nào đó, hòa vào làm một cùng âm nhạc. Họ đến để trở thành một phần của xã hội- để tận hưởng năng lượng từ đó. Trong thế giới mà gần như mọi mặt của cuộc sống đều được số hóa, những trải nghiệm lôi kéo của cả cơ thể, xúc giác và tâm hồn chúng ta trở nên đáng quý hơn.

Chúng ta trở nên quá phụ thuộc vào công nghệ số. Nhưng bản năng vẫn còn đó, và chúng ta khao khát nó. Nhu cầu tách ra khỏi Internet và trốn về với thực tại, dù chỉ trong thoáng chốc, cũng rất mãnh liệt và sẽ ngày càng gia tăng nếu chúng ta tiếp tục dựa dẫm vào công nghệ.

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Thế hệ trải nghiệm (phần 2)

Xem thêm: