[MARKETING ĐIỂM BÁN] Thế hệ trải nghiệm (phần cuối)

0
224

Những nhà bán lẻ khác thì gắng sức nâng bầu không khí tại cửa hàng lên bằng cách nhảy bổ vào công nghệ mà chẳng có kế hoạch liên kết nào. HỌ coi khẩu hiệu tạo ra “trải nghiệm số” như tiếng kèn xung trận. Bản thân cách nghĩ này đã có vấn đề bởi một  vài nguyên nhân sau:

“Quá nhiều nhà bán lẻ đang nhồi nhét công nghệ vào những trải nghiệm tiêu dùng tạm bợ thay vì tái định hình hoàn toàn trải nghiệm tiêu dùng và sau đó, sử dụng công nghệ để thực hiện và nâng cao nó khi hợp lí.

  • Họ đưa ra kết luận sai rằng người tiêu dùng đang thèm khát được sử dụng công nghệ nhiều hơn so với mức độ họ vốn dùng hằng ngày. Ở thế giới mà chúng ta nhìn vào màn hình điện thoại không dưới 220 lần một ngày, cửa hàng không nên trở thành chỗ để ta đến và nhìn thêm lần thứ 221. Một cửa hàng nên là nơi tạo ra điều kì diệu. Và đôi khi, điều kì diệu đó có thể chứ không bắt buộc phải bao gồm cả công nghệ.
  • Nhiều người vội quy chụp rằng con đường tới trái tim của thế hệ trẻ phải thông qua điện thoại thông minh hoặc công nghệ nào đó. NHưng thực tế lại không phải như vậy. Đúng thế, thế hệ Trẻ chú trọng điện thoại và các thiết bị được kết nối, nhưng họ cũng cực kì quan tâm đến thực tế. Thực chất, họ còn được định hướng tới các trải nghiệm nhiều hơn hết thảy các thế hệ khác.

Một cửa hàng trực tiếp nên tận dụng tính trực tiếp của nó bằng cách cho phép khách hàng chạm vào, dùng thử, cảm nhận và trải nghiệm sản phẩm theo bản năng. Không ai muốn đứng giữa nhà kho bụi bặm để nói chuyện với chatbot về nhu cầu sản phẩm. Họ nhiệt tình và tươi  tắn, và với sự giúp đỡ của công nghệ, việc giới thiệu sản phẩm này sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Công nghệ có thể và nên được tận dụng để hiện thực hóa các trải nghiệm nếu có khả năng, nhưng chúng ta không được quên thứ người tiêu dùng khao khát là trải nghiệm thật. Nhu dầu tương tác, chạm vào và xem xét các mặt hàng trước khi mua là nhu cầu sơ khai của con người. Và chúng ta cũng muốn được thực hiện những hành động trên trong một không gian chủ động, sôi nổi và mang tính xã hội. Những tiện lợi công nghệ mang lại sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn chinh phục được bản tính con người tại cốt lõi của lí do chúng ta mua sắm.

Để tìm ra sự cân bằng trọng yếu giữ đời sống thực và kĩ thuật số. chúng ta cần bắt đầu bằng các thử nghiệm điêu luyện và sâu sắc. Chìa khóa nằm ở “ điểm uốn” của trải nghiệm, nơi người mua hàng được tham gia và cuốn hút bằng cả cơ thể. Công nghệ có thể là điểm sáng mang lại những trải nghiệm khó quên tại cửa hàng, hoặc nó cũng có thể trở thành tế bào kết nối các khoảnh khắc trên con đường mua sắm. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ đừng nên bỏ qua đặc tính vật chất tự nhiên và động lực niềm vui của hoạt động bán lẻ trực tiếp.

TRên một vài khía cạnh, mọi cửa hàng đều nên trở thành phiên bản thu nhỏ của Coachella- một trải nghiệm đánh thức cả năm giác quan và mãi đọng lại trong long khách hàng sau khi họ rời khỏi cửa hàng. Một trải nghiệm họ có thể cảm thấy trong từng tế bào.

Mọi biểu hiện đều chỉ ra rằng thế hệ Trẻ đang thèm khát những cơ hội mua sắm trực tiếp xuất sắc. Họ mòn mỏi kiếm tìm một nhà bán lẻ có thể thu hút họ bằng những sản phẩm tuyệt vời mà họ có thể thử, khám phá, thử nhiệm và dành thời gian vui vẻ cùng. Họ ngóng trông những khoảnh khắc không thể thay thế tại nhà hoặc trên thiết bị di động. Họ muốn những nhà bán lẻ có thể đem lại không gian mua sắm thực vượt ngoài sức tưởng tượng. Thành thật mà nói, tuổi tác không phải tác nhân, đây là thứ tất cả chúng ta vẫn luôn muốn.

Vậy thứ gì đang chắn ngang con đường? Nếu người tiêu dùng muốn những trải nghiệm lôi cuốn, thú vị và khó quên, còn nhà bán lẻ thì hiểu rõ điều này, tại sao các thương hiệu không đón lấy thử thách và cung cấp các trải nghiệm này ngay tại cửa hàng? Rõ ràng không phải do các chuyên gia bán lẻ thiếu tinh ý, không có khả năng hoặc kém thông minh. Cũng không phải do họ thiếu cảm giác phải thay đổi cấp bách, Tin tôi đi, họ có đấy.

Tác nhân kìm hãm bán lẻ lại thực sự sâu xa hơn rất rất nhiều. Nếu chúng ta có ý định biến đổi trải nghiệm bán lẻ trong tương lai, chúng ta phải đối mặt và giải quyết tác nhân này càng sớm càng tốt. Vấn đề sơ khai nằm ở những chỉ số đo lường dùng để đánh giá năng suất của một cửa hàng bán lẻ, phương pháp tối cao để định nghĩa thái độ thành công trong ngành. NHững chỉ số này đang chống lại sự tiến hóa thiết yếu của trải nghiệm tiêu dùng. Mọi nỗ lực trở nên sáng tạo, mang tính cải cách, táo bạo và đột phá của các chuyên gia bán lẻ cuối cùng đều bị đong đếm bới quy chuẩn cổ hủ và hời hợt nhất- doanh thu trên mét vuông.

Về cơ bản, chúng ta đang cố gắng viết nên bài thơ bán lẻ bằng những công thức đại số. Và hai thứ này đơn giản là không phù hợp với nhau.

Bài viết được tổng hợp bởi Marketing Online 24h

Phần tiếp theo : [MARKETING ĐIỂM BÁN] Nền kinh tế nhàm chán

Xem thêm: